1789


Người đăng: thanhnc43

Thời gian dưỡng thương trong rừng Pắc Ban, thông qua Vũ Tam, Lê La cùng những
kí ức mơ hồ, Nguyễn Toản cũng có một cái nhìn tổng quan về năm nay(1789)- một
năm yên bình nhưng cũng là khởi điểm của những biến loạn trong tương lai.

Ở trong nước vẫn duy trì ba chế độ tập trung Lê Trung Hưng- Tây Sơn - Nguyễn.

Lê Trung Hưng thì đang thoi thóp ẩn mình, nhưng nếu đúng như lịch sử thì cũng
không còn bao- thời gian chỉ tính bằng tháng- sẽ bị nhà Tây Sơn với thế công
vũ bão dập tan- chấm dứt 256 năm( 1533-1789) tồn tại.

Còn nhà Tây Sơn làm chủ từ miền Trung trở ra mà đại diện là Nguyễn Huệ- một vĩ
nhân của đất nước- nhưng cũng chớ trêu thay, đúng như câu: " Nhà Tây Sơn còn
khi Nguyễn Huệ còn; Nguyễn Huệ mất, Tây Sơn mất." - điều đó được chính minh
khi ông mất chưa đầy 10 năm - con trai ông bị hành hình, triều đại mà ông mất
cả cuôc đời cũng sụp đổ. Nhưng sự chớ trêu hơn là sau khi ông mất - rất nhiều
nhân tài gần như đều lựa chọn ở ẩn - không bất kì ai có ý nghĩ gây dựng lại
triều Tây Sơn - điều đasng buồn với bất kì vị hoàng đế nào.

Còn phần còn lại thì vẫn trong tay Nguyễn Ánh- khi chốn chui lủi mưu đồ đánh
bại Tây Sơn- nhìn vào cục diện hiện tại, ai có thể nghĩ Nguyễn Ánh thành công,
vậy mà tận dụng phước của chín đời chúa Nguyễn- năm 1802

Nguyễn Ánh cũng thành công thành lập nhà Nguyễn- một triều đại bị căm nghét
nhất và rất nhiều lựa chọn lãng quên - một nỗi nhục của đất nước dù cũng có
đóng góp cho đất nước như mở rộng lãnh thổ về phía Nam- nhưng công không bù
được tội- theo bản thân Nguyễn Toản nếu đã trở lại- thì hắn sẽ làm mọi cách để
cho triều Nguyễn khong thành lập, nếu không nhầm thì Nguyễn Asnh cũng vừa kí
Hiệp ước Versailles 1787 bất bình đẳng đầu tiên- mũi tên ô nhục đầu tiên trong
lịch sử nước nhà.

Còn phía phía Bắc, Nhà Thanh cũng đang trong giai đoạn huy hoàng dần chuyển
sang lụi tàn dưới triều đại của một trong những vị vua khai sáng nhất triều
nhà Thanh- nhưng cũng kẻ đánh dấu lụi tàn- khi trọng dụng kẻ nịnh thần Hoà
Thân- từng có câu "thứ Càn Long có Hoà Thân có, thứ Càn Long không có, chưa
chắc Hoà Thân không."

Mặt khác nếu không nhìn thấy Trịnh Long- Nguyễn Toản cũng thật không nhớ ra
dòng họ Trịnh đang kiểm soát Đài Loan với người đứng đầu là Trịnh Khắc Sảng -
một nhân vật từng cạnh tranh với Vi Tiểu Bảo để có được A Kha.

Nước Nhật thì thật không ngờ khi chính thức chuyển từ Mạc Phủ sang triều đình
Minh Trị- với tiểu biểu là bỏ chính sách bế quan toả cảng sớm gần 100 năm(
theo lịch sử là năm 1868) - đánh dấu giai đoạn mà nước Nhật chuyển mình thành
cường quốc thế giới.

Xa hơn ở Châu Âu cũng là thời kì hùng mạnh của hàng loạt đế chế- giai đoạn
thịnh vượng bậc nhất của Lục địa già.

Ở Pháp, đất nước đang dây mơ dẫy má với Đông Lào, thì cũng vừa trải qua Các
mạng Pháp(1789), cũng là lúc vị tướng tài Napoléon Bonaparte chính thức bước
lên đài chính trị- đánh dấu sự hình thành đế quốc Pháp trong tương lại.

Nếu nhắc tới bối cảnh năm 1789 không thể không nói tới một con sư tư đang gầm
ngừ với câu nói: " mặt trời không bao giờ lặn trên đất nước Anh" - với con ma
Đông Ấn Anh - đang vươn xúc tu ra khắp thế giới- tạo lên một thời kì Thái Bình
Anh Quôc- một đế chế hùng mạnh nhất lịch sử thế giới với cuộc câch mạng công
nghiệp lần thứ nhất- động cơ hơi nước.

Lúc này cũng có một thế lực tạo lên thế chân vạc ở châu Âu là Đế Quốc Nga với
sự lãnh đạo của Ekaterina Đại đế đang trong thời kì thịnh vượng nhất.

Ở xa, Người khổng lồ Mỹ cũng vừa đặt những bước chân đầu tiên- chập chững trên
con đường trở thành thế giới đơn cực khi hình thành Hợp chủng quốc Hoa kì với
tổng thống đầu tiên George Washington

Còn rất nhiều thế lực khác, nhưng Nguyễn Toản cũng ấn tượng nhất với những con
quái vật này. Chỉ có vậy, nhưng cứ việc nhìn bối cảnh, Nguyễn Toản cũng cảm
thấy mình phải nhanh hành động- một cơn yên ả trước giông bão- hắn cũng muốn
mình chiếm được một miếng bánh ngon trong cục diện này.

Vậy, muốn có sức tận tranh chúng, Nguyễn Toản phải cần nhất là thế lực- mà
muốn thế lực phải có tài chính và địa bàn. Nguyễn Toản lại chậm mình gạch phá
những kế hoạch tỉ mỉ, rồi không khỏi nhìn lên phiá cuối rừng Pắc Ban khi những
cựu thần nhà Lê đang mưu tính một cơ hội mong mảnh phục quốc.

Mọi việc cần phải suy nghĩ một cách chu toàn- không cần thiết nóng vội- thời
gian không ngắn, không quá dài nhưng vừa đủ- một nước cờ sai sẽ có thể phá tan
bố cục. Cẩn trọng xem lại một lần nữa kế hoạch, chạng vạng tối, Nguyễn Toản
cũng nhìn ra phía cửa rừng Pắc Ban- đi lâu vậy, chắc hẳn Lê La và Vũ Tam cũng
lên trở về.

Thành hay bại cũng bắt đầu từ đây.

Không phải chờ đợi quá lâu, Nguyễn Toản cũng trông thấy Vũ Tam cùng Lê La đi
đầu, phía sau là một đoàn người chậm rãi đi theo, trông ai cũng đầy khí thế và
mùi máu, sát khí nồng nặc.


Đế Chế Đông Lào - Chương #8