Suy Nghĩ.


Người đăng: thanhnc43

Hôm nay xảy ra quá nhiều việc, khiến cho cả bốn người đều mệt mỏi. Sau một hồi
huyên náo. Cả bốn người về phòng nghỉ ngơi.

........

Màn đêm dần dần dày đặc, ánh sáng hiu hắt của trang lấp ló qua làn mây. Khó có
thể xua tan được bầu trời u ám.

Nguyễn Toản về phòng, lòng bồn chồn, khó ngủ, tay vắt lên trán mà suy tư.

..........

Tuy nghe ba người như vậy, hắn cũng không khỏi đắn đo nhiều chuyện.

Shole mang trong mình dòng máu của gia tộc Cornwallis - một trong những gia
tộc lớn ở Liverpool vùng Merseyside - một thành phố phát triển nhất nước Anh
hiện tại, còn hơn cả Manchester. Ngoài ra, cha Shole là Bá tước Charles
Cornwallis - hiện tại là Toàn quyền Anh ở Ấn Độ. Nên việc giao thương được với
nước Anh với những điều kiện có lợi hay không, đều phải nhờ thật lớn công của
Shole.

Nhưng hắn cũng không ngây thơ tin rằng, nếu không có lợi ích mà Đông Ấn Anh
lại vô tư hợp tác. Dù sao phong trào Khải mộng đang phát triển rực rỡ ở châu
Âu. Nên hắn phải suy nghĩ thật kĩ để đưa thứ gì đo lên bàn đàm phán.

Mặc dù khao khát hợp tác, buôn bán nhưng hắn sẽ kiên quyết hạn chế việc truyền
giáo cũng như sự thâm nhập buôn bán ở các nơi ở đất nước.

Thứ nhất là do dân chúng phần lớn là mù chữ, dễ dàng bị giao động...... nên
trước khi xoá nạn mù chữ, nạn đói, nâng cao trình độ của người dân thì việc
truyền đạo gần như sẽ bị kiểm soát chặt chẽ.

Thứ hai là nền kinh tế còn vô cùng non nớt. Sau nhiều năm, những kẻ gốc Hoa,
hay người Hoa nắm quyền chủ đạo, tiêu biểu như Hội An, Cù Lao Phố - dù vô cùng
phát triển thế kỉ 16, 17 nhưng người dân được hưởng lợi rất ít, phần lớn lợi
ích nằm trong tay nước ngoài.

Dù có thể sau này rất nhều người phê phán hành động trên của Tây Sơn cũng như
coi đó là một trong nguyên nhân dẫn đến thất bại, nhưng hắn lại vô cfng đồng
tình.

Sau khi nhờ Nguyễn Huệ mạnh tay, quyết liệt, loại bỏ hoàn toàn những kẻ đó ra
khỏi hệ thống kinh tế chủ chốt miền Bắc như Thăng Long, Phố Hiến. Đồng thời
nhiều thương đội đứng sau là triều đình cũng đang xâm nhập và nắm hơn 60% lợi
ích, kiểm xoát hầu hết các ngành nghề. Nên không thể đuổi một kẻ ra lại rước
kẻ khác vào được.

Nên dù cho phép buôn bán nhưng sẽ hạn chế dưới mức 15%, đồng thời sẽ dùng hệ
thống gián điệp dày đặc giám sát.
...........

Wellington mang trong mình dòng máu Wesley - một dòng họ đầy danh giá, tại số
4 đường Merron, Dublin. Tuy bây giờ chỉ là kẻ ăn chơi, gia đình vô cùng thất
vọng. Nhưng biết trước tương lai, hắn cam đoan Wellington chính là món đầu tư
sinh lời lớn nhất. Nếu đúng như lịch sử thì hắn có thể đi trước Nathan Mayer
Rothschild - kẻ tạo tiền đề cho sự hưng thịnh của gia tộc Rothschild(*). Còn
hơn 20 năm, hắn tin tưởng mình có thể nắm được thời cơ đó

...........

Humboldt hay gọi là Alexander von Humboldt, tuy gia thế không quá hiển hách
như hai người còn lại. Nhưng đối với hắn, Humboldt có ý nghĩa vôc ùng quan
trọng.

Mặc dù với trình độ cũng như sự hiểu biết của mình, hắn có thể giải đáp, giảng
dậy bất cứ vấn đề gì. Nhưng vấn đề là thời gian, hắn không thể dành quá nhiều
tâm sức cho việc này được. Nên mục tiêu quan trọng là tìm được người san sẻ
cũng như giúp đỡ.

Và Humboldt chính là cứu tinh. Ngoài trình độ học thức nổi trội đủ để vượt qua
tất cả đượng thời- người đàn ông nổi tiếng nhất thế kỉ 18 ở châu âu; đồng thời
có anh trai là Bộ trưởng giáo dục Phổ Wilhelm von Humboldt. Hắn tin tưởng mối
quan hệ bên trên, sẽ rất dễ dàng để đưa những con người xuất sắc snag du học-
đem kiến thức về giúp đơc quê hương.

............

Suy nghĩ thêm một chút về lợi thế của bản thân, hắn khẽ nhíu mày rồi cừoi thật
tươi.

Có lẽ Đông Ấn Anh lúc này tuy hùng hậu, nhưng chưa phải là thời đỉnh cao, đang
phải vươn vòi ra khắp nơi, cạnh tranh kịch liệt với sự nhăm nhe của Đông Ấn Hà
Lan. Nên thái độ vùng Đông Á và Đông Nam Á vô cùng " thân thiện.", như việc
nhà Thanh hạn chế việc buôn bán ở Canton, bắt tuân thủ luật..... trong lòng
tức giận nhưng ngoài mặt vô cùng hoà ái. Một phần do quân số quá ít, và nội
chiến sắp diễn ra ở Châu Âu.

Còn nhà Tây Sơn thì với quân đội lấy lực lượng thuỷ quân làm nòng cốt, vô cùng
mạnh mẽ đang bá chủ châu Á, với những chiến hạm ngang ngửa với bất kì nước nào
ở châu Âu. Hắn tin rằng sẽ đủ sức răn đe Đông Ấn Anh.

Vào thế kỷ 18, ngoài các nước châu Âu đã hình thành những hạm đội hải quân
nước xanh viễn dương nối tiếng khắp thế giới. Nhưng họ vẫn không dám xem
thường hải tặc, nhất là biển đông.

Mà những hải tặc đó là lực lượng được thao túng bởi nhà Tây Sơn với Đông Hải
Vương Mạc Quan Phù, Hồng Kỳ bang Trịnh Thất, Vua Hải Tặc Trần Thiên Bảo.......
những cái tên nghe tên, đã khiến nhiều thương đội e dè.

Biết được thế lực của bản thân cũng như điều kiện cần, hắn khẽ viét công thêm
1 điều kiện. Dù sao đã nhờ vả cũng nên cho chút thành ý.

Đọc một lượt, hắn nhanh chóng viết một lá thư gói cẩn thận đi xuống lầu, thấy
lão Trần đang làm bột, khẽ nói:

" Ngươi đưa nhanh cho Nguyễn Huệ, đợi hồi báo tồi mang về cho ta. Chậm nhất là
6h nữa."

" Vâng."

Làm xong, Nguyễn Toản cũng vô cùng mệt mỏi, chợp mắt ngủ.

.........

(*): Rothschild là một gia tộc gốc Do Thái. Hiện nay đứng đầu "Hội đồng 13” -
thế lực quyền lực nhất hành tinh - bao trùm 13 gia tộc quyền lực nhất thế
giới.
Nổi bật nhất là Nathan Mayer Rothschild, người sau này làm nên lịch sử cho gia
tộc Rothschild.

Cách Nathan làm là nhờ sự khôn khéo nhìn thấu tình hình chiến thắng của quân
Anh trong trận chiến Napoleon (1803 – 1815) và sau đó đưa ra quyết định được
cho là táo bạo nhất trong lịch sử phát triển tài chính kinh tế đó là thâu tóm
toàn bộ thị trường trái phiếu của chính phủ Anh - thứ mà được đánh giá là quá
đắt trong thời điểm lúc bấy giờ.

Có thể mô tả một cách hình tượng rằng trận đại bại mang tính cách chiến lược
tại Waterloo của Napoleon lại chính là viên gạch quan trọng để xây nên Khải
hoàn môn của gia tộc Rothschild

Nathan là một chuyên gia ngân hàng có lòng dạ thâm hiểm và cách hành xử quyết
đoán, chưa từng có ai thực sự hiểu được thế giới nội tâm của ông ta. Do có tài
năng thiên bẩm đáng kinh ngạc về tài chính cùng những thủ đoạn tinh vi, đến
năm 1815, ông ta đã trở thành một trong những ông trùm ngân hàng nổi tiếng tại
London.

Amschel – người anh trai của ông ta chuyên lo việc điều hành đại bản doanh
(M.A Rothschild and Sons) của ngân hàng gia tộc Rothschild tại Frankfurt,
trong khi Salomon người anh trai thứ hai – đã xây dựng được một chi nhánh ngân
hàng khác của dòng họ này ở thành Vienna – Áo (S.M Rothschild and Sons), còn
Calmann – người em thứ tư của Nathan – đã xây dựng một chi nhánh khác ở thành
phố Napoli của Ý, và James – người em trai thứ năm – cũng có một ngân hàng ở
Paris. Hệ thống ngân hàng do dòng họ Rothschild xây dựng là tập đoàn ngân hàng
quốc tế đầu tiên trên thế giới. Lúc này, năm anh em nhà Rothschild đang tập
trung chú ý vào tình hình chiến tranh châu Âu năm 1815.

Đây là một cuộc chiến tranh quan trọng liên quan đến số phận và tiền đồ của
đại lục địa châu Âu. Nếu như Napoleon giành được thắng lợi chung cuộc thì nước
Pháp sẽ ở vào vị thế bá chủ đại lục châu Âu. Còn nếu Công tước Wellington đánh
bại được quân Pháp thì nước Anh sẽ ở vào thế cân bằng chiến lược của một nước
lớn chủ đạo của châu lục này.

Ngay từ những ngày đầu chiến tranh, với tầm nhìn xa rộng, dòng họ Rothschild
đã xây dựng hệ thống thu thập và truyền tin tình báo chiến lược cho riêng
mình. Họ đã xây dựng một mạng lưới những người đại diện bí mật, giống như
những gián điệp tình báo chiến lược. Những người này được cử đi nằm vùng ở các
thủ đô, các thành phố lớn, các trung tâm giao dịch và trung tâm thương mại
quan trọng ở các quốc gia châu Âu. Tình báo thương mại, chính trị cũng như
tình báo trong các lĩnh vực khác đi về như con thoi giữa các thành phố lớn như
London, Paris, Frankfurt, Vienna và Napoli. Hiệu suất, tốc độ và độ chính xác
của hệ thống tình báo này đều đạt đến trình độ khiến người ta phải thán phục,
vượt rất xa so với tốc độ của bất kỳ mạng lưới tin tức của các cơ quan nhà
nước nào, còn các đối thủ cạnh tranh thương mại khác càng khó mà đuổi kịp họ.
Tất cả những điều này khiến cho ngân hàng Rothschild luôn chiếm được ưu thế
vượt trội trong cạnh tranh quốc tế.

“Cỗ xe của ngân hàng Rothschild băng băng trên con đường quốc lộ của các vùng
đất châu Âu, con thuyền ngân hàng Rothschild lao nhanh qua những eo biển hẹp,
những tay gián điệp của ngân hàng Rothschild tràn ngập trên các đường phố châu
Âu. Gia tộc này nắm giữ một lượng lớn hiện kim, công trái, thư tín và thông
tin. Thông tin độc quyền nóng hổi nhất của họ được truyền đi với tốc độ cực
nhanh trên trị trường cổ phiếu và thị trường hàng hoá. Nhưng những tin tức ấy
đều không thể nào so sánh được với kết quả của chiến dịch Waterloo”.

Ngày 18 tháng 6 năm 1815, trận Waterloo được triển khai ở ngoại ô Brussels –
Bỉ.

Đó không chỉ là cuộc quyết đấu sinh tử giữa hai đoàn hùng binh của Napoleon và
Wellington mà còn là canh bạc lớn của hàng vạn nhà đầu tư, kẻ thắng sẽ giàu có
vô biên, còn kẻ thua sẽ trắng tay, mất nghiệp. Không khí trên thị trường giao
dịch cổ phiếu London căng thẳng đến cực điểm, tất cả mọi người đều chờ đợi kết
quả cuối cùng của trận Waterloo trong lo âu. Nếu nước Anh thất bại thì giá
trái phiếu của xứ sở sương mù sẽ rớt xuống đáy vực; còn nếu thắng, trái phiếu
của quốc gia này sẽ tăng giá ngút trời xanh.

Khi hai đoàn hùng binh chạm trán nhau trong những trận chiến sống mái thì các
gián điệp của Rothschild cũng khẩn trương cố gắng hết mức để thu thập các
thông tin tình báo chính xác về tình hình chiến sự của hai bên. Nhiều điệp
viên còn phụ trách việc chuyển các thông tin mới nhất liên quan đến tình hình
chiến sự về trạm trung chuyển tin tình báo Rothschild gần chiến trường nhất.
Đến chạng vạng tối, kết cục thất bại của Napoleon đã an bài. Một nhân viên
chuyển thư nhanh của Rothschild tên là Rothworth đã tận mắt chứng kiến tình
hình chiến sự và lập tức lao lên xe ngựa chạy với tốc độ phi mã về hướng
Bruxelles, sau đó chuyển hướng về cảng Oostende.

Khi Rothworth nhảy lên chuyến thuyền Rothschild tốc hành với giấy thông hành
đặc biệt thì trời đã rất khuya. Eo biển Anh (English Channel) lúc này sóng to
gió lớn, sau khi trả khoản phí 2.000 francs, Rothworth cũng đã tìm được một
thuỷ thủ chịu giúp mình vượt được eo biển này ngay trong đêm. Đến sáng ngày 19
tháng 6, anh ta đã đến được bờ bên kia, tức là Folkestone của Anh. Đích thân
Nathan Rothschild đã đứng đợi anh ta ở đó Nathan tức tốc xé thư ra xem, lướt
nhanh qua dòng tít của bản tin chiến sự rồi giục ngựa lao thẳng về phía Sở
Giao dịch chứng khoán London.

Khi Nathan vừa bước chân vào Sở Giao dịch chứng khoán, tất cả những người đang
chờ đợi tin chiến tranh trong bầu không khí sốt ruột ở đó lập tức yên lặng.
Mọi con mất đều đổ dồn vào gương mặt đầy bí ẩn không lộ chút cảm xúc của
Nathan. Nathan bước chậm rãi về phía ghế chủ toạ vốn được xem là “trụ cột của
Rothschild”. Lúc này, cơ mặt của ông ta gần như chẳng biến đổi chút nào, trông
cứ như là tượng đá vậy. Đại sảnh của Sở Giao dịch khi đó hoàn toàn im phăng
phắc chứ không huyên náo như mọi ngày. Mỗi người đều đem tất cả mọi sự giàu
sang vinh nhục của mình ký thác vào ánh mắt của Nathan.

Im lặng trong giây lát, Nathan liếc mắt ra hiệu cho các nhà đầu tư cổ phiếu
của gia tộc Rothschild đang đứng chờ bên cạnh, mọi người ngay lập tức ùa về
phía quầy giao dịch, bắt đầu bán đổ bán tháo công trái Anh. Đại sảnh thoáng
chốc trở thành một khu hỗn loạn. Một số người bắt đầu to nhỏ với nhau, không
ít người đờ đẫn đứng một chỗ. Khi đó, một lượng trái phiếu của Anh trị giá
hàng mấy trăm nghìn đô-la Mỹ trong phút chốc bị đẩy thốc đẩy tháo ra thị
trường. Giá công trái bất đầu tuột dốc, tạo nên một cơn sóng trượt giá, cơn
sau mạnh hơn cơn trước, báo hiệu một sự sụp đổ hoàn toàn.

Lúc này, Nathan ngồi dựa mình vào ghế với vẻ mặt lạnh tanh. Cuối cùng, trong
đại sảnh Sở Giao dịch có người đã thét lên rằng “Rothschild đã biết rồi!”,
“Rothschild đã biết rồi!“, “Wellington đã thất bại?”.

Tất cả mọi người có mặt ngay lập tức hoảng loạn như bị điện giật. Cuộc bán
tháo trái phiếu cuối cùng đã trở nên hỗn loạn. Trong lúc mất hết lý trí, người
này đã bắt chước người kia tạo nên một kiểu hành vi tự phát. Mỗi người đều
muốn bán tống bán đổ những trái phiếu trong tay vốn đã không còn chút giá trị,
cố vớt vát được gì hay nấy. Sau mấy giờ bán đổ bán tháo như vậy, trái phiếu
của Anh đã chất đầy thành đống như đống rác, giá trị mệnh giá công trái chỉ
còn lại 5%. Nathan lúc này vẫn thản nhiên ngồi quan sát tất cả những diễn biến
xảy ra. Ông ta liếc nhẹ ánh mắt về phía các nhà đầu tư cổ phiếu – cái liếc mắt
mà nếu không trải qua huấn luyện lâu dài thì không ai có thể hiểu được. Ngay
lập tức, các nhà đầu tư cổ phiếu ập đến các quầy giao dịch, bắt đầu mua vào
bằng hết những công trái Anh có trên sàn.

11 giờ đêm ngày 21 tháng 6, Henry Percy – người đưa tin của Công tước
Wellington – cũng đã về đến London. Tin cho hay, đại quân của Napoleon đã thất
bại hoàn toàn sau trận đánh suốt 8 giờ, tổn thất một phần ba số quân, nước
Pháp đã tiêu rồi!

Tin tức này đã chậm hơn cả một ngày so với tin tình báo của Nathan! Và trong
một ngày này, Nathan đã kiếm được một lượng tiền gấp 20 lần so với tổng số của
cải mà Napoleon và Wellington có được từ mấy chục năm chiến tranh! Trận
Waterloo đã biến Nathan trở thành chủ nợ lớn nhất của chính phủ Anh để từ đó
chi phối quyền phát hành công trái của nước này. Công trái Anh chính là chứng
từ thu thuế của chính phủ trong tương lai, và nghĩa vụ nộp các khoản thuế của
người dân Anh cho chính phủ đã biến tướng thành việc trưng thu thuế mà ngân
hàng Rothschild đánh vào toàn dân. Các khoản chi tiêu của chính phủ Anh chủ
yếu dựa vào việc phát hành công trái mà có, hay nói cách khác, chính phủ Anh
cần phải đi vay tiền của các ngân hàng tư nhân để chi tiêu vì không có quyền
phát hành tiền tệ trong khi còn phải chi trả lãi suất khoảng 8%, và toàn bộ
đều được kết toán bằng tiền kim loại. Khi đã nắm giữ công trái Anh với số
lượng áp đảo, trên thực tế Nathan là người đang quyết định giá trị của công
trái, chi phối hoàn toàn lượng cung ứng tiền tệ của nước Anh, và như vậy, mạch
máu kinh tế của nước Anh đã bị gia tộc Rothschild siết chặt.

(**) Thủy quân Tây Sơn có 673 thuyền chiến, 53.250 lính.

Về chức năng có hai loại thuyền:


  • Thuyền lớn để chở quân, lương thực, hàng hóa khác.


  • Thuyền nhỏ nhẹ và linh động đùng để bao vây, tấn công và xung kích.


Thuyền chiến bao gồm năm loại:


  • Chiến thuyền loại 1

9 thuyền, 700 lính thủy/thuyền, trang bị 60 đại bác, mỗi khẩu bắn đạn nặng
khoảng 11 kg. Đây là minh chứng cho thấy hỏa lực và lực lượng thủy quân trên
các chiến hạm Tây Sơn vô cùng mạnh mẽ và đông đảo. Thuyền cỡ lớn nhất Tây Sơn
gọi là "Định Quốc" (giống như lớp tàu ngày nay), chính sử nhà Nguyễn gọi đó là
loại thuyền “Đại hiệu”. Sách Hoàng Lê nhất thống chí mô tả thuyền “Đại hiệu”
như một pháo đài di động, trên “lập chòi gát, đặt súng lớn”.
5 thuyền, 600 lính thủy/thuyền, trang bị 50 đại bác, mỗi khẩu bắn đạn nặng
khoảng 11 kg.


  • Chiến thuyền loại 2:

40 thuyền, 200 lính thủy/thuyền, 16 đại bác, cân nặng chỉ bằng một nửa, mỗi
khẩu bắn đạn nặng tương đương 5,4 kg. Đây là loại chiến thuyền vừa lợi hại
trong thủy chiến, tấn công có hiệu quả tàu chiến địch do tốc độ và hỏa lực,
lại vừa vận chuyển binh lính nhiều, có khả năng tấn công địch ở mục tiêu xa.


  • Chiến thuyền loại 3:

93 thuyền, 150 lính/thuyền, trang bị chỉ có 1 khẩu đại bác, song lại lớn hơn
bất cứ loại đại bác nào khác, bắn đạn nặng khoảng 16,3 kg.
- Chiến thuyền loại 4:

300 thuyền, 50 lính/thuyền, 1 đại bác nhỏ.
- Chiến thuyền loại 5:

100 thuyền, 70 lính/thuyền.
Và nhiều loại thuyền chiến cỡ nhỏ khác.

Chiến thuyền loại 4 và 5 tuy nhỏ nhưng được đánh giá là rất lợi hại. Vì nhỏ dễ
xoay xở, nếu ở sông sẽ chạy bằng chèo, số thủy thủ đủ để thay phiên nhau chèo;
nên vừa thủy chiến trên sông hiệu quả, lại vận chuyển binh lính đánh tập kích
địch từ xa.


Đế Chế Đông Lào - Chương #67