Nguyễn Ánh (2)


Người đăng: thanhnc43

Nghe Nguyễn Ánh trút lòng, Bá Đa Lộc cũng trầm ngâm, lúc sau than:

“ Những con người phương Đông các ông thật rắc rối. Theo ta nghĩ, việc Lê Thái
Tổ cứu cố cố tổ của Vương đó là thiên mệnh, là việc thượng đế an bài, Lê Thái
Tổ cũng thuận làm theo. Hay như người phương Đông các ông nói đó là nhân quả.
Nhân nhân quả quả báo đáp bấy nhiêu cũng là đủ. Ta nghĩ Vương cũng không nên
vì việc đó mà đắn đo suy nghĩ. Người không vì mình thì trời tru đất diệt. Lên
Vương cũng suy nghĩ thật kĩ, đang nhân lúc Nguyễn Huệ phải lo giảng hòa với
Càn Long cùng giải quyết Xiêm La, Ai Lao và Miến Ðiện. Tranh thủ để thư thả,
xây dựng Gia Định.”

Nguyễn Ánh nghe vậy gật đầu, lúc sau cao giọng nói:

“ Nguyễn Huệ vừa đánh quân Thanh xâm lược xong. Ta cho người nghe ngóng, sĩ
khí binh lính đang lên rất cao, nhân dân hết lời ca ngợi, còn Lê Chiêu Thống
thì bị sỉ nhổ ” Rước voi rầy mả tổ” lòng dân oán than.

Ngài nghĩ sao về việc đó.” Rồi liếc nhìn Bá Đa Lộc thật sâu.

Nguyễn Ánh dù chính mình kí hiệp ước Versailles (*) để nhờ quân Pháp sang cứu,
nhưng trong thâm tâm bất giác cảm thấy không yên.

Trong lịch sử dân tộc, Nguyễn Ánh nhận thấy, trong bất kì hoàn cảnh nào thì kẻ
Chăm pa, Xiêm hay mới nhất là Pháp chỉ là kẻ thù nhất thời. Nhân khi còn non
yếu, có thể lợi dụng thì lợi dụng, sau này chỉ cần nắm lại giang sơn, thì
những kẻ đó sẽ không nhảy nhót được nữa, mà phải cẩn tuân khuôn khổ mà hắn
định ra. Còn kẻ thù mãi mãi và truyền kiếp nhất vẫn là Tàu, bởi tham vọng bá
chủ cùng vị trí chiến lược.

Cũng vì lẽ đó, lên dù đang có kế hoạch đánh Quy Nhơn để thử quân, Nguyễn Ánh
cũng cho hủy. Bởi nếu nhân cơ hội đó chiếm lại Quy Nhơn quá dễ, do Nguyễn Huệ
đã dồn toàn bộ quân ra Bắc, thành Quy Nhơn chỉ còn ông vua không ngai Nguyễn
Nhạc. Nhưng Nguyễn Ánh không làm, bởi trong thâm tâm, luôn cho rằng, dù nội
chiến nhưng đối mặt với giặc Tàu thì luôn phải đồng lòng, tránh cho họa nhân
dân, mang tội thiên cổ.

Bá Đa Lộc nghe Nguyễn Ánh nói khẽ run lên, sau đó bình tĩnh cười:

“ Không biết ngài đã nghe về hiệp sĩ nổi tiếng nhất nước Pháp chúng tôi là Guy
of Lusignan(**) chưa? Trước đây khi Guy vừa đặt chân đến vùng Đất Thánh, đã bị
từ chối, nhưng sau nhờ tài năng và sự mưu trí, Guy đã trở thành một chư hầu
của Richard xứ Poitou. Đỉnh cao là việc Baldwin IV qua đời, Guy nhờ cậy quân
anh, sau đó là sự bền bỉ đã trở thành vua của Vương quốc Jerusalem vĩ đại. Nên
một vị vua thông minh là người phải biết “thả con săn sắt bắt con cá rô.”

Rồi ánh mắt nhìn Nguyễn Ánh đầy ẩn ý. Tiếp xúc quá lâu với Nguyễn Ánh, Bá Đa
Lộc đã hiểu quá rõ con người này, sẽ làm mọi việc để tranh thủ lợi ích về
mình, dùng xong thì có thể lật mặt nhanh hơn bánh tráng.

Thấy thái độ Bá Đa Lộc, Nguyễn Ánh cười càng lớn.

..................

Nguyễn Ánh tiếp xúc với Người Pháp rất sớm, nhất là Bá Đa Lộc và thông qua con
trai là Hoàng tử Cảnh sang pháp. Nên sau ngày 7- 9-1788, đánh được Gia Định,
đuổi được tướng Phạm Văn Tham đang quyết tử giữ thành này, đã bắt đầu cải
cách.

Đầu tiên là thi hành ngay chính sách định quốc an dân. Việc cờ bạc, đàng điếm,
mê tín nhảm nhí đều cấm ngặt. các ngạch thuế khóa được đặt ra để lấy tiền nuôi
quân đội và việc khẩn hoang, trồng trọt được thúc đẩy rất là mạnh mẽ.

Binh sĩ cũng như phủ binh nộp đủ thì miễn cho một năm tạp dịch.

Nhà nước cấp trâu bò và nông cụ cho ai quá nghèo rồi các thứ này được trả bằng
thóc vào ngày mùa.

Tổ chức các đồn điền ở những vùng cao nguyên. Khai khẩn ở đây là những đội gồm
quân

lính và dân chúng gọi là đồn điền đội, mỗi người phải nộp đồng niên 6 hộc
thóc. Dân

mộ được 10 người trở lên đi làm đồn điền thì cho làm cai trại và miễn sưu
dịch.

Nhờ có sự khôn khéo này Nam Kỳ xưa kia hoang vu dần dần trở nên trù phú, đông
đảo và vui vẻ. Người ngoại quốc ra vào buôn bán tấp nập. Chỉ chưa đến một năm,
Gia Định đã phát triển thần tốc, sánh được một phần Hội An khi xưa.

Về quân đội, sau khi các tàu Dryade, Garonne, Đại úy Cook và Moyse mang nhiều
vũ khí đến Sài Côn và một số võ quan Pháp là: Olivier, Dayot, Vannier, Laurent
Barizy, de Forsans phần nhiều sở trường về hải quân và tổ chức các ngành quân
đội theo lối châu Âu.

Cùng lúc đó, Nguyễn Ánh cũng thu gom quan quân xứ Thuận Hóa nhiều người bị Tây
Sơn bức hiếp phải theo, hoặc sợ có đứa trốn xuống dân gian, không ai dung nạp;
dụ rằng: "Xưa Đức Thái Tổ ta gầy dựng cơ nghiệp ở cõi Nam, hơn 200 năm, thần
dân trong ngoài đều là xích tử triều đình; mà xứ Thuận Hóa lại là chỗ Tôn miếu
Xã Tắc Liệt Thánh ta ở đó; nên chi ta coi dân xứ ấy cũng như tình cốt nhục;
khi ta còn nhỏ, gặp lúc gian nan, ở ngụ nước láng giềng, thường muốn dựng lại
cơ đồ đem về đất cũ. Bây giờ trời còn giúp nhà Hán, người chưa quên nhà Đàng,
binh triều vừa tới, quân giặc đã tan. Tây Sơn lại bắt dân Thuận Hóa hãm dưới
binh đao, đến nỗi thây chất đầy nội, máu chảy thành sông. Vả lại chúng mầy đều
là thần tử, đội ơn nhà nước cũng nhiều, con em mà đánh lại cha anh, tưởng
chúng mầy không nỡ làm như vậy đâu; chẳng qua là bức vì quên thời, nên chúng
mầy phải bỏ bà con cha mẹ, đến đất khách quê người, tới lui đều khó! Ta nghĩ
ra thương xót lắm! Vì thế ta đã hạ lệnh thâu dưỡng, để cho có chổ nương thân;
chúng mầy phải đầu ngục các làng cho mau, chờ khi nào ta lấy được Sài Gòn, ai
muốn ở lại thời ở, hoặc muốn về quê nhà cũng được. Nếu không như vậy, thời sợ
e chỗ chiến trường chúng mầy không tránh khỏi, rồi ra lửa cháy núi Côn, ngọc
tan mà đá cũng tan, phàn nàn không kịp được". Quan quân Thuận Hóa kéo về càng
lúc càng đông, lực lượng tăng lớn.

Nguyễn Ánh cũng thường đi doanh trại, ăn cơm cùng binh lính, rồi tâm sự để để
khích lệ quân lính đánh giặc, thường nói:

“ Tướng quý hồ có mưu, quân quý hồ sức mạnh. Cho nên ba người đồng sức, gầy
dựng nhà Tây Châu; hăm tám tướng giúp công, trung hưng nghiệp Đông Hán; đều
lấy võ dũng làm công vậy. Bao nhiêu binh đã vào sổ chiến tâm, hậu cấp lương
tiền, phải theo quyền phép dinh Trung quân, gia công luyện tập".

Từ giai đoạn này quân Gia Định mỗi ngày một mạnh, bởi được chỉnh bị và cải tổ
theo Tây phương về chiến thuật cũng như về chiến lược, cũng như cách an lòng
quân của Nguyễn Ánh.

Có thể thấy Nguyễn Huệ còn đang sứt đâu mẻ trán, ngược xuôi lo việc, thì
Nguyễn Ánh đã ung dung thảnh thơi nhàn nhã nuôi quân.

Có thể nói, dù Quang Trung không đột ngột mất, thì không sớm cải cách, Tây Sơn
thua là tất yếu. Nguyễn Ánh là kẻ bán nước, tội với dân tộc nhưng không thể
phủ nhận đó là một kẻ có tài, nhất là thu phục lòng quân.

P.s: Đọc về Nguyễn Ánh liên tưởng đến Đường Tăng trong Tây Du Kí, chân yếu tay
mềm mà vẫn có đồ đệ là Tôn Ngộ Không, Chư Bát Giới, Ngộ Năng theo phò.

(*) Vua Louis XVI liền ký hiệp ước tại Versailles ngày 28-11-1787 thuận giúp
Nguyễn

Vương 4 chiến hạm, 1750 sĩ quan và binh sĩ có đủ súng đạn (Điều 2) Giám mục
thay mặt Nguyễn Vương nhận quyền sở hữu về cửa Hàn (Tourane) và đảo Côn Lôn sẽ
thuộc cả Việt lẫn Pháp (Điều 5), nước Pháp được độc quyền thương mại trên khắp
lĩnh thổ của Nguyễn Vương (Điều 4). Người Pháp được tự do đi lại và trú ngụ ở
nước Nam, còn người ngoại quốc nào muốn nhập cảnh ở đây thì phải có sự chấp
nhận trước của nước Pháp. Việt và Pháp lại tương trợ về quân sự mỗi khi hữu sự
(Điều 8 và9).

(**) Guy of Lusignan: hiệp sĩ Pháp, kẻ đánh mất Jerusalem. Link:
Quan điểm về Guy là quan điểm cá nhân của mình. Hôm trước mải xem phim về Guy
mà quên viết.

Gia Định lúc đó:
Mong mọi người vote Đề cử( miễn phí) giúp mình với ạ. Cảm ơn.


Đế Chế Đông Lào - Chương #23