Võ Tánh(2)


Người đăng: thanhnc43

Những kí ức ngày xưa ùa về.

Năm 1788 khi chiến tranh loạn lạc: Trịnh - Nguyễn - Tây Sơn. Dân chúng lầm
than, xác phơi đầy đất..... trông tình cảnh mà nhói tim gan, anh trai hắn( Võ
Nhàn) đã tập hợp lực lượng, thành lập quân nghĩa quân Đông Sơn, tại thôn Vườn
Trầu (Hóc Môn) trước bảo vệ mình sau đó là bảo vệ nhân dân.

Cũng trong hoàn cảnh éo le ấy, hắn gặp nàng. Khi đó hắn cũng không biết thân
phận. Rồi đem lòng yêu.

Nhưng niềm vui ngắn chẳng tầy ngang, quân Tây Sơn kéo quân vào Gia Định, nàng
cùng gia đình chạy loạn. Đồng thời, quân chúa Nguyễn trước tình cảnh đó, gấp
rút tập hợp lực lượng, đã tiếp xúc với anh trai hắn, nhưng không thành, đã cho
người đem quân đến diệt.

Hắn dưới sự mở đường máu của nghĩa quân Đông Sơn chạy về vùng Gò Công xây dựng
lại lực lượng, tự xưng là Nghĩa quân Kiến Hòa (sử gọi là Kiến Hòa Đạo), giương
ngọn cờ Khổng Tước Nguyên Võ (Khổng Tước Nguyên), rồi kéo quân chiếm giữ cả
vùng Gò Công. Cũng học anh trai, không theo Tây Sơn cũng không theo Nguyễn
Ánh.

Bao nhiêu đoàn sứ giả tiếp xúc, hắn vẫn tỏ vẻ không quy thuận, thỉnh thoảng
đem quân đánh tan cả nhà Nguyễn, Tây Sơn. Chỉ cho đến khi, nàng dưới danh
nghĩa sứ giả đến, tình yêu cùng sự thấu hiểu hắn, nàng nói:

" Ta biết chàng vẫn băn khoăn trong việc anh trai bị giết hại. Ta thay mặt cả
hoàng đệ xin lỗi chàng. Đó là thế cuộc loạn lạc, thật giả khó phân.... Ai cũng
có thể mắc lỗi. Thật xin lỗi.

Nhưng hoàng đệ từ sau khi lưu lạc đã ngộ ra, lấy dân làm gốc, chăm lo kinh
tế...học Thái Tổ trước đây......Thế mới có câu:

' Lạy trời cho thổi gió Nồm

Cho thuyền chúa Nguyễn thuận buồm về kinh'

Ta cũng biết chàng tâm nguyện ' chúa( vua) có thể khác nhưng dân thì chỉ một'.
Lần này chàng cùng ta xuống Sa Đéc, thử xem lòng dân với nhà chúa, từ từ quyết
định, không muộn."

Nghe vậy, hắn ưng lòng.

Sau khi xuống Sa Đéc, trông tình cảnh thân dân của chúa, sự quỳ gối tạ lỗi.
Những câu chuyện của các tướng lĩnh, từng đi ăn trộm nuôi chúa, giả chúa lừa
quân Tây Sơn..... Hắn cuối cùng dẹp bỏ thù riêng, 'lấy mục tiêu của Nguyễn Ánh
làm mục tiêu cho đời mình.'

Hắn cứ nằm suy nghĩ miên man vậy.

........

Sáng hôm sau, Nguyễn Huệ lại tới, trông hắn nói:

" Ngươi lại cả đêm không ngủ ư. Cần gì phải đầy đoạ mình vậy."

Mặc cho Nguyễn Huệ huyên thuyên đủ điều, hắn không đáp.

Lúc sau, Nguyễn Huệ thở dài rời đi.

Trong không gian tối tăm đó, chỉ còn mỗi mình.

.........

Nguyễn Huệ vừa đi ra, Hồ Thức vội thưa:

" Bẩm bệ hạ. Nô tài biết bệ hạ là người ái tài. Nhưng việc của Huỳnh Đức năm
xưa là bài học.

Tuy hắn vẫn thỉnh thoảng đưa tin cho chúng ta nhưng đều là tin không quá giá
trị. Chỉ cần hắn cảm nhận được thời cơ đến, Nguyễn Ánh đủ tin tưởng, tha thứ
thì bất kể khi nào, đều có thể quay đầu cắn trả...

Võ Tánh là một trong ba người nguy hiểm nhất của nhà Nguyễn. Diệt trừ sớm cho
khỏi ngây hoạ."

Nghe vậy, Nguyễn Huệ lắc đầu

" Kẻ tài đã ít, chết cũng phải có cái giá trị của mình. Việc đó sau đó, trẫm
xem xét."

Rồi trầm ngâm:

" Trẫm nhiều khi không hiểu, Nguyễn Ánh hắn có tài cán gì mà từ bọn Lê Văn
Duyệt, Huỳnh Đức...đến Võ Táng đều lựa chọn quy phục, để đối đầu trẫm. Hazzz."

Hồ Thức cúi đầu, sau đó nói:

" Thưa bệ hạ, có thể là công đức quá lớn của chúa Nguyễn đối với vùng này. Ban
đầu khi Nguyễn Hoàng nghe lời Trạng Trình đến, nơi đây là vùng khỉ ho cò gáy,
dân cư phức tạp, chủ yếu là những kẻ bị đầy ải đến đây.Sau đó thì những người
chống đối vua Lê- chúa Trịnh bỏ vào.

Chúa Nguyễn đã cưu mang, cho họ nơi sinh sống, định cư. Nên với người định cư
lâu năm, hay chính bọn Minh Thương thì ân đức chúa Nguyễn khá lớn. Dù sau này,
Trương Thúc Loan lộng quyền, khiến dân chúng lầm than. Điều đó tuy dao động
nhưng vẫn không gẫy.

Từ khi ở Xiêm về, Nguyễn Ánh đã rất biết lợi dụng, dâng cao ngọn cờ đó, lên
nhiều người đi theo, kể cả Lê Văn Duyệt....

Nghe vậy, Nguyễn Huệ không đáp, nói:

" Mấy ngày nay ngươi cho người thay nhau quan sát. Ta không tin chuyện này là
Võ Tánh chủ chương, có thể còn lũ chuột khác."

" Vâng."

.........

Nói về Võ Văn Lượng sau khi rời đi, tức tốc băng rừng mà chạy. Nhưng được lúc,
cảm nhận được hai bóng người đuổi theo, biết rằng đã bị phát hiện, đang được
thả đi để dẫn bắt người, hắn cắn răn. Buông ngựa, dùng trên thúc, hai tay cố
trâm pháo hiệu.

Từ xa, Vũ Văn Dũng thấy vậy nói với với Đặng Xuân Phong(*):

" Bắn đi."

" Được."

Đặng Xuân Phong giơ lên Liên Phát Cung(**) nhằm liên tiếp. Tín hiệu pháp vừa
giơ lên. Thì liên tục bẩy mũi tên bắn lại. Võ Văn Lượng bị bắn dính chặt vào
thân cây.

Hai người tiến lại. Nắm lấy ống tre, quan sát bên trong. Vũ Văn Dũng thở phào:

" Mẹ. Không ngờ chúng biết được nhiều vậy. May không làm nhục mệnh."

Định rời đi, Đặng xuân Phong nói:

" Để ta chôn cất đã. Dù sao cũng chung dòng máu.... Tuy là kẻ thù, nhưng chết
rồi cũng để ân oán xoá bỏ, cho hắn một nấm mồ."

Suy ngẫm lúc, Vũ Văn Dũng gật đầu:

" Được."

.........

Cũng lúc này, một con thuyền đang đậu sát bờ, nghe tiếng pháo hiệu, trong màn
đêm, vội vã rời đi.

........

Hai người Vũ Văn Dũng trở lại, đã chiều ngày hôm sau, báo cáo tình hình, cũng
giao nộp tang vật. Cầm lên đọc, Nguyễn Huệ trầm giọng:

" Giờ Thị Nại tình hình càng thêm phức tạp.Tăng cường nghiêm ngặt kiểm tra.
Không để tình trạng này xẩy ra lần nữa. Không đừng trách ta."

" Vâng. "

Bỗng lúc này, một binh sĩ, hốt hoảng chạy lại thưa:

" Bẩm bệ hạ, có tin cấp báo từ Quy Nhơn."

" Nói đi."

" Vâng. Theo tình báo biết đường đi của Lê Văn Duyệt cùng Nguyễn Huỳnh Đức
chúng ta đã cho người mai phục. Nhưng không hiểu một binh sĩ do Lê tướng quân(
Lê Văn Hưng) chủ huy, ' bất ngờ' trượt chân, làm lộ, khiến bọn chúng nhận ra,
cấp tốc lùi binh.

Võ tướng quân( Võ Văn Tú) thấy vậy, biết không đợi thêm, bèn cho quân đánh ra,
tiêu diệt được hơn 1000 quân địch.

Sau đó, nhận thấy quân địch ít hơn, lên đã đúc quân đuổi theo. Đồng thời cho
người mang tin bảo Vũ Văn Nhậm điều binh tiếp ứng.

Nhưng khi Võ tướng quân đuổi kịp, đánh nhau ác liệt.

Nhưng đợi mãi không có tiếp viện định rời đi thì bị Nguyễn Huỳnh Đức cùng Lê
Văn Duyệt liên thủ bắt lấy, giải về Gia Định.

Quân Nguyễn rời đi một lúc, Vũ Văn Nhậm mới đến. Thu dọn chiến trường sau đó
hắn bẩm bảo do lỗi của Lê tướng quân lên để giặc chạy, đã xin Thái Đức cho bắt
Lê tướng quân, giam tại Quy Nhơn."

Nghe xong, Nguyễn Huệ vô cùng tức giận, chửi ầm lên, đúng là không sợ đối thủ
mạnh chỉ sợ đồng đội ngu như bò.

Tướng lĩnh không ai dám nói.

Thật lâu, cảm xúc bình tĩnh, Nguyễn Huệ nhìn Hồ Thức nói:

" Ngươi mang thư bảo La Xuân Kiều đến Quy Nhơn đòi người."

Rồi nhìn Vũ Văn Dũng nói:

" Có gì ngươi đi cùng để tiếp ứng."

" Vâng."

......

Đến việc Võ Văn Tú bị bắt, hắn thở dài, nhìn về phía ngục giam lẩm bẩm 'Số hắn
chưa phải chết a.', sau đó nhìn Cao Tắc Tựu nói:

" Ngươi viết thư cho Nguyễn Ánh. Yêu cầu hắn thả tất cả binh sĩ của ta, Nói
rằng Võ Tánh trong tay ta."

"Bệ hạ, có thể nói thế..." Cao Tắc Tựu nghe vậy, mơ hồ, hỏi lại.

" Không lo. Trẫm biết Võ Tánh quan trọng như thế nào với hắn. "

Sau đó thở dài:

" Chung quy trận này chúng ta thua. "

Nghe vậy, tất cả mọi người cúi đầu.

..........

P/s: (*) Đặng Xuân Phong: người làng Dũng Hòa, Tây Sơn Hạ (Bình Khê), phủ Quy
Nhơn, võ nghệ cao cường, sức mạnh hơn người. Có tài cưỡi ngựa bắn cung. Ðặng
Xuân Phong là người lúc nào cũng đồng cam cộng khổ, xẻ đắng chia bùi với quân
sĩ, lần nào đánh cũng thắng, cho nên trong quân lúc bấy giờ gọi là "Lũy Tiệp
Tướng Quân" (Tướng quân nhiều lần thắng trận).

(**) Một trong tứ đại thần cung thời tây sơn:


  • ThIết Quai Cung ( Nguyễn Quang Huy- tâm phúc của Nguyễn Nhạc.) Đó là một
    cây cung bằng thép (thiết quai) nên nặng gấp ba bốn lần cung thường, uy lực
    cũng đáng sợ gấp mấy lần như thế.


  • Vĩ Mao Cung( La Xuân Kiều - Tây Sơn Lục kì sĩ): là một thanh trường cung
    thanh mảnh bằng gỗ quý, dây cung bện bằng lông đuôi ngựa (vĩ mao). Khi bắn
    tên, dây cung phát ra âm thanh du dương trong trẻo, như tiếng tử thần gọi tên
    những kẻ bị ngắm bắn


  • Kì Nam Cung ( Lý Văn Bưu- Tây Sơn Thất Hổ tướng): một cây cung quý, tương
    truyền được chế tác cùng gỗ Kỳ Nam (một loại gỗ tương tự như trầm hương) nên
    được gọi là Kỳ Nam cung. Khi treo trong phòng, mùi gỗ Kỳ Nam bay ra thơm ngát
    khắp nhà. Mùi Kỳ Nam giúp phấn chấn tinh thần khi bắn, khiến bách phát bách
    trúng.


  • Liên Phát Cung( Đặng Xuân Phong- Luỹ Tiệp tướng quân): một cây cung bằng
    thép, bắn được nhiều mũi tên liên tiếp.



Đế Chế Đông Lào - Chương #125