Mối Hoạ Ngầm.


Người đăng: thanhnc43

Hôm sau, Nguyễn Huệ dáng vẻ mệt mỏi, tuy vẫn lên chầu. Nhưng tâm trạng không
quá tốt, nghe nói qua qua rồi cho bãi triều.

.......

Sau đó chậm rãi đi tới vườn thượng uyển, ánh mắt nhìn xa xăm về phương Nam.

Bỗng tiếng giáp lạch cạch, phá tan bầu không khí, một người con gái vòng qua
phía sau, hai tay che lấy mắt hắn.

Thấy vậy, hắn khẽ nở nụ cười, bởi chỉ có một người " dám " lám vậy, cũng là
người hắn thương yêu nhất:

" Nàng đã trở về ư."

" Hihi." Phạm Thị Liên(*) cười, sau đó đáp:

" Thưởng chàng một cái vì đoán đúng." rồi khẽ nhún chân lên hôn hắn, sau đó xà
vào lòng hắn nũng nịu:

" Thiếp vừa ở chỗ Nhạn (**) về. Dù mệt chết đi được, vẫn cố đến gặp chàng."

" Mệt do ai." Hắn cười trách:

" Ta bảo ta đưa đi không nghe. Nói muốn trải nghiệm... Mà nàng tự dưng cao
hứng mò tới quân doanh làm gì."

" Hừ. hừ. Không phải thiếp đến giúp chàng hỏi dò tâm ý muội ấy ư."

Hắn khẽ cốc nhẹ lên trán nàng nói:

" Đúng là lo chuyện bao đồng. Có nàng đây ta còn thiết tha ai nữa."

" Thôi, thôi. Con trai các chàng ai chả vậy. Xì, mà chàng cũng không phải dấu.
Ở đây chả có ai mà ngại."

" Thật chứ." Rồi hắn cúi lại, hôn lấy bờ môi căng mong. nàng chỉ khẽ cựa quậy
chống đỡ.

Lúc sau trong ánh mắt mê man, hắn bế nàng rời đi.

......

Một hồi mệt nhọc, nàng tựa trên vai hắn, luyên thuyên kể lể về việc trải qua,
kể thật lâu, như trẻ con có món đồ chơi mới, hắn yên lặng ngồi nghe.

Kể xong, nàng mới ngước nhìn, thấy tâm trạng hắn không phải tốt hỏi:

" Mấy ngày nay, chàng có chuyện phiền lòng ư?"

" Ừm." Hắn gật đầu, rồi sau đó bắt đầu kể, trút bầu tâm sự.

Nàng yên lặng nghe, sau đó cựa người, chọn tư thế thoải mái nhất, nói:

" Việc triều chính thiếp không hiểu. Nhưng nghe chàng nói bọn Ánh đã hiện đại
hoá thì chúng ta cũng lên thúc đẩy, đó là lẽ đương nhiên.

Nhưng bây giờ để tăng năng xuất, tránh phụ thuộc vào làng Đại, chàng cũng lên
thành lập hai nơi nữa. Một cây làm chẳng lên non, ba cây chụm lại như hòn núi
cao."

" Là sao?"

" Đơn giản lắm. Theo thiếp nghĩ thì làng Đại là nơi phát triển trụ cột nhất,
chủ yếu là người có kinh nghiệm. Bây giờ chàng thành lập một nơi ở Bắc Thành,
gồm người trẻ dưới sự dẫn dắt của những người kinh nghiệm ở làng Đại. Còn ở
Kinh đô, chàng lựa chọn những người trẻ xuất sắc nhất trong nhóm, cho tự do
phát triển sáng tạo. Tuy những người trẻ không có kinh nghiệm, nhưng thắng ở
tư duy không theo lối mòn. Không khéo lại có sáng ý tốt hơn. "

" Được. Để ta bàn bạc thêm với mấy vị học sĩ nữa." Mà thấy nàng vẫn có gì ấp
úng, muốn nói, hắn khẽ xoa xoa má, cười:

" Có gì mà khiến nàng ấp a ấp úng vậy."

Nàng mặc hắn dày vò, trầm lặng, nhưng trong lòng liên tục đấu tranh.

Bởi tuy chung sống lâu, là chính thất cũng như được vô cùng sủng ái. Ngoài sắc
đẹp thì cũng còn cần trí tuệ, biết việc gì lên nói và không lên nói. Bất kì
hoàng đế nào đều nghét việc hậu cung xen vào chính sự. Nhưng việc này có thể
liên quan đến căn cơ, trông nhỏ nhưng không để ý có thể thành hoạ như việc tổ
mối nhỏ bé nhưng có thể gây vỡ đê.... Lấy hết can đảm, nàng nói:

" Thiếp biết chàng quyết tâm trong việc đưa chữ Nôm trở thành văn tự chính
thức của quốc gia. Và cũng biết dạo gần đây, chàng bắt đầu sai Sùng chính thư
viện nhanh chóng biên soạn các tài liệu chữ Hán dưới dạng chữ Nôm, tiến tới
thay thế toàn thể các loại tài liệu, sách vở học tập bằng tiếng mẹ đẻ - nhằm
thoát ly sự lệ thuộc vào Hán tự của người Trung Quốc. Đồng thời khẳng định
tính tự tôn bản sắc văn hoá dân tộc, ý chí kiên quyết đấu tranh, đẩy lùi tàn
dư chính sách đồng hoá của các đế chế phong kiến phương Bắc cũng như thái độ
coi thường ngôn ngữ dân tộc của các triều đại phong kiến quân chủ Việt Nam
trước đó.

Nhưng có thể tiến hành từ từ việc đổi mới chữ viết được không? "

" Tại sao?" Nghe vậy hắn nghi hoặc.

Nàng nói:

" Có lẽ chàng ở đây không rõ, nhưng nhiều nơi cũng có kẻ oán thán. Nhất là
những người già, cả đời làm nghề dậy học, họ đã quen và chỉ biết sử dụng chữ
Hán. Chàng ban hành như vậy, không khác việc nào việc ' sỉ nhục', đạp đổ bắt
cơm của họ.

Nhất là với truyền thống ' tôn sư trọng đạo' của nước ta. Một chữ cũng là
thầy, nửa chữ cũng là thầy." Thì danh vọng của bọn họ cũng rất lớn.

Thiếp mới đi qua vài nơi, nhưng ở nơi đâu cũng nghe thấy tiếng mỉa mai “Nôm na
là cha mách khóe”, “Nôm na là cha bá láp”......

Mà chàng cũng biết, phép vua thua lệ làng. Phần lớn người có thể còn cả đời
chưa từng rời đi ra khỏi luỹ tre làng. Nên rất dễ bị bọn họ dao động.

Nên nếu cưỡng ép thực hiện. Khéo khi loạn."

" Ừm. Việc đó ta cũng cân nhắc qua. Cũng dặn dò từ từ không vội. Vậy mà có
chuyện như vậy.." Hắn trầm tư.

" Chắc có kẻ muốn thành tích cố gắng dùng mọi thủ đoạn đó. " Nàng gật đầu đáp.

" Mà nàng có đề nghị gì không."

" Theo thiếp nghĩ, chàng chưa lên thay thế hoàn toàn dùng chữ Nôm thay chữ
Hán. Trong việc học hành, việc thi cử và việc thư trác chốn công môn, chiếu
biểu nơi triều đình, đều dùng cả hai thứ chữ, không có ý trọng khinh.

Dần dần đánh đổ cái thành kiến, cái tập quán hàng ngót hai nghìn năm chỉ quý
Hán văn, không dám trọng dụng Việt ngữ. Có thể mất 50 năm, 100 năm cũng không
sao.."

" Được. Việc này, ta sẽ cho cân nhắc."

" Dạ." Chưa nói xong, hắn đã chồm lên, nàng thất thanh:

" Thiếp mệt..."

" Hừ. Đi lâu như vậy. Ta phải bắt nàng đền bù..."

" Hừ. Ai sợ ai." Không yếu thế nàng đâp lại.

Cảnh xuân triền miên.

........

Sáng sớm hôm sau, hắn triệu tập bọn Trương Công Hy, Phan Huy Ích, Trần Văn Kỷ,
Ninh Tốn.... vào.

Tất cả đông đủ, hắn nói:

" Trẫm vừa mới nhận được tin. Rất nhiều sĩ phu oán thán về việc thay đổi sử
dụng chữ Nôm có phải không?"

Mọi người cứ đùn đầy, lúc sau Phan Huy Ích đi lên thưa:

" Bẩm bệ hạ. Có việc đó?"

" Nói rõ ta xem."

Sau đó Phan Huy Ích bẩm báo, mọi việc tương tự như việc nàng nói, nghe xong
sắc mặt hắn âm trầm, nhìn tất cả lớn giọng nói:

" Còn chuyện gì nói nốt. "

Thấy vậy, Ninh Tốn nói:

" Thưa bệ bạ còn việc về chùa chiền. Theo ý bệ hạ là chấn chỉnh Phật giáo
trong nước, những sư nào không xứng đáng thì bắt hoàn tục làm ăn; chỉ cho
những tăng nhân nào có đạo đức, có học thức mới được trụ trì ở chùa chiền để
quy Phật.....Việc này ban đầu tuy khó khăn nhưng sau đó được sử ủng hộ của
những người theo Phật chân chính, cũng đã ổn.

Nhưng việc bệ hạ xuống chiếu bắt bỏ bớt những chùa nhỏ ở các làng, truyền đem
gỗ gạch làm chung ở mỗi phủ, mỗi huyện một ngôi chùa....thì gặp phải phản đối
mãnh liệt....bởi nhiều ngôi chùa đã có từ lâu, gắn bó với thế hệ bao đời ở
làng quê. Đồng thời là nơi tìm sự bình an của mỗi làng. Nên việc cưỡng ép rời
đi, không khác sự sỉ vả, báng bổ... nên sau khi bị phản đối mãnh liệt ở vài
nơi, thần đã cho ngừng."

Sau đó Hồ Công Thuyên tiếp:

" Việc bệ hạ xuống chiếu sai các trấn phải đốc các dân xã cải tu sổ đinh, chia
làm bốn hạng(*). Đồng thời để tránh sự ẩn lậu, cũng đã làm sổ đinh, phát cho
mỗi người một cái thẻ, tên gọi “Tín bài”, trong in bốn chữ lớn “Thiên hạ đại
tín". Trên mặt thẻ ở chỗ hồi văn bốn bên thì đề tên, quê quán và in đầu ngón
tay tả của người có thẻ để làm tin.

Rồi bắt ai ai cũng phải đeo tín bài, gặp người xét hỏi thì phải đưa trình. Ai
không có thẻ, ấy là lậu dân, hoặc phải bắt xung làm phòng quân, hoặc phải đem
xuống tàu, cho đi những nơi đất rộng miền rừng núi.......

Chính sách vô cùng cấp tiến nhưng nhiều người không hiểu, có kẻ hiểu sai cho
rằng bệ hạ làm vậy để vét lính, giống bọn nhà Lê - Trịnh trước đây. Nên...."

.....

......

Nghe xong, hắn rơi vào trầm tư. Tất cả chính sách đó vô cùng mới mẻ văn minh
nhưng khi áp dụng vào thực tế lại vô cùng bất cập, không sát thực tế. Còn tệ
hơn, do chỉ muốn mau mau hoàn thành cải cách mà hắn quên mất việc phải tiến
hành vận động, tuyên truyền cho nhân dân thấm nhuần đường lối tư tưởng, chủ
trương.....

Nghĩ đến đây, bài học về việc tàn sát chợ Lớn....cũng hiện ra. Những tập đoàn
lợi ích nhóm ở địa phương tuy không đáng kể, nhưng khi đàn kiến tập hợp cũng
có thể húc đổ chết voi.

Đồng thời trong lịch sử bài học thất bại của họ Hồ cũng là bài học nhãn tiền
khi nền chính trị, giáo dục.....quá ư cấp cấp tiến, nên hóa vô chính trị, để
rồi không được lòng dân, mất nước.....

Nghĩ xong, hắn thở dài:

"Thôi thôi, việc đã rồi

Trăm nghìn hãy cứ trách bồi vào ta "

Sau đó cùng tất cả bàn bạc, tìm câch thay đổi cho phù hợp.

Tối mịt. Ai nấy đều sắc mặt mù mờ rời đi.

......

Trong thư phòng, hắn tựa người trên long ỷ viết nhanh lá thư vừa hỏi việc này
đồng thời xem sự sắp xếp của đoàn sứ ra sao, bao giờ rời đi...

Ps: Cầu ủng hộ x 3,14 lần.

(*) Phạm Thị Liên ( 1758 - 1791): là con gái tặng Đại tư không Phạm Văn Phúc,
16 tuổi đã gả cho Nguyễn Huệ làm chính thất. Bà là một người vợ rất được
Nguyễn Huệ yêu quý, người sinh ra Nguyễn Quang Toản- vị vua thứ hai triều Tây
Sơn.

(**) hay gọi là Bùi Thị Nhạn, là một Tây Sơn ngũ phụng thư, là chị em cùng mẹ
khác cha với vợ cả của Hoàng đế Quang Trung là bà Phạm Thị Liên. sau này khi
người vợ lớn là Phạm Thị Liên mất vì bạo bệnh, Nguyễn Huệ đã cưới bà làm vợ.

(*): 1) Hạng vị cập cách: từ 9 đến 17 tuổi.
2) Hạng tráng: từ 18 đến 55 tuổi.
3) Hạng lão: từ 56 đến 60 tuổi.
4) Hạng lão nhiêu: từ 60 tuổi trở lên.


Đế Chế Đông Lào - Chương #123