Thi Võ (2)


Người đăng: mocchauhuyn

Năm mươi tuyển thủ bắt đầu bắt thăm, họ rút lấy đũa trong ống đũa, đầu dưới
của đũa có sơn màu khác nhau phân chia đội lần lược là đỏ, lục, lam, vàng,
cam, chàm, tím, trắng, xám, đen. Sau khi rút thăm xong tuyển thủ sẽ được phát
cho một miến khăn vải cột bên tay trái để phân biệt, sau đó lựa chọn vũ khí
cho mình. Vũ khí bọn họ được sử dụng đều làm bằng gỗ, đầu có bịt vải bông bọc
phấn, người nào bị đâm trúng trên người dính phấn xem như bị loại bỏ.

Mười tổ lần lượt về vị trí của mình trên sàn đấu hình bát giác. Một hồi trống
vang lên, năm đội lần lượt chuẩn bị, hồi trống thứ hai vang lên, cả năm mươi
người gầm lên một tiếng liền tự lựa chọn mục tiêu cho mình, cả sàn đấu nhất
thời lâm vào hỗn chiến.

Thời kỳ Lý-Trần toàn dân Việt quốc thượng võ, đặc biệt là thời Trần khi người
ta gọi đó là hào khí Đông A. Từ thời xa xương người Việt đã có các lễ hội, tôn
sùng võ lực tồn tại lâu nhất chính là đấu vật, những thanh niên thắng lợi
trong đấu vật luôn rất có địa vị trong làng xã, các võ tướng trong các triều
đình Đại Việt xuất thân bình dân đa phần đều có khởi nguồn từ những trận đấu
vật như thế này. Điều đó cũng lý giải vì sao là cư dân của một nền văn hóa
nông nghiệp nhưng người Việt quốc đánh trận cực kỳ giỏi, binh sĩ vô cùng tinh
nhuệ, dũng cảm.

Khác với binh sĩ nông dân ở những quốc gia khác, trong dân gian Việt quốc tồn
tại một thứ mà người ta gọi là võ cổ truyền tồn tại trong các làng, xã đã trở
thành một hệ thống, các binh sĩ chiến đấu không phải bằng sức mạnh mà pha vào
trong đó là các loại kỹ xảo riêng.

Các sứ thần cũng không chú ý lắm, đấu võ đối với bọn hắn cũng không có gì lạ,
tại các thành thị lớn vẫn hay tổ chức các trận đấu giữa các võ sĩ, vô cùng
huyết tinh, phấn khích. Đối với các quý tộc mà nói sinh tử chiến như vậy mới
là thú vui nên có của quý tộc. Đại Việt đấu võ tuy rất quyết liệt nhưng không
gây nên được hứng thú của bọn hắn.

Thế nhưng dần dần sự khác biệt đã được hiện ra. Đã xuất hiện những tiểu tổ
thống nhất được chỉ huy. Lý Anh Tú vui vẻ phát hiện hai tổ do Trương Duy Nhất
và Đỗ Cung vậy mà liên minh lại đối kháng với các tổ khác. Trong trận đấu Lý
Anh Tú cho phép các đội có thể dụng bất cứ thủ đoạn nào để vượt qua. Sàn đấu
chính là một chiến trường thu nhỏ, không có sự khoan dung, nhân nhượng ở đây.
Lý Anh Tú muốn đưa bọn họ vào tình huống khó khăn, từ đó hình thành nên tính
cách độc lập giải quyết tình huống của chỉ huy.

Thường trong các trận chiến phong kiến một trận đánh số quân thiệt hại do hỗn
chiến thường không vượt quá 5%. Con số thương vong lớn chủ yếu đến từ vỡ trận,
binh sĩ kỷ luật yếu kém thấy trận vỡ liền bỏ chạy dẫn đến thương vong, mất
tích rất nhiều. Do đó năng lực của chỉ huy của quan quân cấp cơ sở vô cùng
quan trọng. Lý Anh Tú cũng ý thức được điều này. Tuy binh sĩ đi ra từ hệ thống
vô cùng kỷ luật và dũng cảm nhưng bên trong quân đội Đại Việt cũng không phải
chỉ có binh sĩ người Việt đấy. Không thể đòi hỏi ai cũng dũng cảm như binh sĩ
đi ra từ các trại lính được.

Lý Anh Tú có một phát hiện đặc biệt hơn là tổ màu đỏ, lại được chỉ huy do một
người thanh niên trẻ, người này da trắng như bạch ngọc, mày kiếm, đôi mắt sáng
ngời, sống mũi cao có thể nói dung mạo của thanh niên này không hề thua kém
những ngôi sao Hàn quốc ở thời hiện đại, vô cùng đẹp trai theo chuẩn người Á
Đông. Tổ màu đỏ vậy mà năm người lập thành một mũi nhọn lấy đội trưởng làm
người dẫn đầu chủ động xuyên phá vào các đội khác. Lý Anh Tú còn phát hiện
người này võ lực không hề tầm thường, một thanh trường thương xuất ra như
rồng, rất nhanh, chính xác mà cũng rất tàn nhẫn, nếu không phải đầu thương có
bịt bông thì ít nhất đã có hai tuyển thủ bị hắn giết chết.

Một đội nữa gây nên sự chú ý của Lý Anh Tú là đội màu vàng được chỉ huy cũng
bởi một thành niên. Thanh niên vóc người không quá cao lớn, nhưng mặt mày sáng
sủa, rất lanh lợi, vừa nhìn liền biết là một người rất thông minh. Tổ do người
này chỉ huy năm người vậy mà tự hành kết thành một viên trận tổ chức phối hợp
phòng ngự với các đội xung quanh, mỗi bước đều nhịp nhàng theo hiệu lệnh của
người chỉ huy. Các tổ khác vây công bọn họ nhưng vẫn không làm được gì.

Phạm Tu đương nhiên cũng phát hiện ra điều này. Đối với Trương Duy Nhất và Đỗ
Cung hắn không lạ, vòng đầu tiên đối với bọn họ không phải là việc khó. Nhưng
biểu hiện của hai thanh niên đội đỏ và vàng làm Phạm Tu rất bất ngờ. Mặc dù
cuộc thi chưa kết thúc nhưng Phạm Tu chắc chắn rằng đây chính là nhân tại mà
bọn họ muốn tìm kiếm. Phạm Tu quay sang Lê Phụng Hiểu hỏi.

- Hai người chỉ huy đội đỏ và vàng tên là gì?

Lê Phụng Hiểu cười khổ nói.

- Thái úy, ngài đùa ta từ lúc tổ chức đến giờ có đến hàng ngàn thí sinh ta
làm sao có tể nhớ hết tên hết mặt bọn họ.

Phạm Tu xụ mặt nói.

- Cuối tháng này trừ lương của ngươi.

Lê Phụng Hiểu cười ha hả, hắn cũng biết Thái úy đang đùa hắn đây.

Lý Anh Tú chợt ồ lên một tiếng, trên sàn đấu lại xuất hiện thêm một đội mới có
năng lực. Đội màu đen vậy mà được chỉ huy bởi một thiếu niên xem chừng mới
mười mấy tuổi mà thôi. Toàn bộ thành viên đội đen đều là người bản địa, không
biết là vận khí hay không người bản địa lọt vào top 50 cũng chỉ mười hai người
vậy mà có năm người đều xếp vào đội màu đen. Đội này chiến thuật, chiến lược
không có gì đặc biệt nhưng vô cùng hung hãn, không sợ chết, dùng sự liều lĩnh
của mình phối hợp đánh các đội khác khí thế vậy mà không gì cản nổi.

Pavong trên sắc mặt cũng không bình tĩnh. Khác với các sứ thần khác, hắn biết
vũ lực là đại biểu sức mạnh cho một quốc gia, nhưng vũ lực cá nhân là chưa đủ.
Biểu hiện của các binh sĩ Đại Việt chính là đủ để đào tạo thành tướng quân sau
này. Phương Đông có câu “ngàn quân dễ kiếm, một tướng khó cầu” câu này hắn
cũng hiểu được. Giả sử một năm Đại Việt lại tổ chức một cuộc thi như thế này,
hệ thống tướng lĩnh của Đại Việt sẽ tuyệt đối không hề tầm thường.

Quả nhiên đúng như Lý Anh Tú ba tổ này cùng với hai tổ của Đỗ Cung và Trương
Duy Nhất là những người đứng lại trên sân cuối cùng trở thành hai mươi lăm
tuyển thủ bước vào vòng trong. Đối với kết quả này Lý Anh Tú rất hài lòng,
nhất là biểu hiện của năm người chỉ huy, bọn họ có những phương án khác nhau
để giành được mục tiêu cuối cùng. Nền tảng như vậy quân đội Đại Việt sẽ càng
linh hoạt hơn trong chiến trận, kỷ luật hơn trong chiến đấu.

Y sư sau đó liền lên đài lôi các tuyển thủ bị thương đem đi chưa trị, mà hai
mươi lăm người cũng bước vào vòng trong. Vòng này gồm ba hạng mục gọi là ba
môn phối hợp. Đầu tiên là vượt chướng ngại vật bao gồm rào chắn, cầu khỉ, bập
bênh, đu dây, kẽm gai. Vòng thứ hai là bắn cung, cung tên cách bia một trăm
mét phải bắn trúng hồng tâm mới được đi qua, vòng thứ ba là cưỡi ngựa bắn cung
và mã chiến, nghĩa là cưỡi ngựa bắn trúng bia, sau đó chộp lấy trường thương
đâm trúng hình nộm là có thể chiến thằng. Chỉ lấy mười người đầu tiên mà thôi.
Trong quá trình thi đấu các tuyển thủ có thể sử dụng mọi thủ đoạn để chiến
thắng.

Võ đài bị dọn đi, thay vào đó là các loại chướng ngại vật, Lý Anh Tú dặn dò
công bộ làm giống như những dụng cụ trong huấn luyện quân đội hiện đại. Một
hồi trông vang lên hai mươi lăm tuyển thủ xếp thành một hàng ngang chờ lệnh.
Một tiếng kèn vừa hiện hai mươi lăm người lập tức xuất phát. Vạch xuất phát
cách chướng ngại vật đầu tiên cũng chỉ có hai mươi mét, hai mươi lăm người
nhưng chỉ có năm đường xuất phát do đó trong hai mươi mét này giữa các tuyển
thủ cũng không ngừng chiến đấu, dùng mọi kỹ xảo để vượt lên đồng thời ngăn trở
đối phương.

Ầm.

Đội trưởng đội đỏ khi nãy vậy dùng một cú song phi đá ra Đỗ Cung mượn lực
phóng lên phía trước, hắn nhào lộn một vòng liền trở thành người đầu tiên
phóng được đến rào chắn thứ nhất, sau đó là đội trưởng đội vàng và Trương Duy
Nhất, đội trưởng đội Đen cùng một binh sĩ người bản địa cũng tiếp cận được với
rào chắn, Đỗ Cung vì ngã xuống một lần buồn bực xếp vị trí thứ tám.

Rào chắn chỉ có năm cái rất dễ dàng vượt qua, cầu khỉ lại đối với những tuyển
thủ bản địa thân hình to cao tương đối khó, bọn hắn di chuyển nhanh ngược lại
không giữ được thăng bằng liền ngã sấp xuống phải làm lại từ đầu. Ngược lại
các tuyển thủ Việt tộc lại vượt qua khá dễ dàng. Đội trưởng đội đỏ vẫn dẫn
đầu, theo sát là đội trưởng đội vàng, Trương Duy Nhất. Đỗ Cung vậy mà vương
lên được vị trí thứ năm.

Lý Anh Tú đối với sự trưởng thành của Trương Duy Nhất rất hài lòng. Xuất thân
ban đầu của Trương Duy Nhất và Đỗ Cung cũng chỉ là Thiên Tử quân bình thường
kèm theo một chức vị thập trưởng mà thôi. Trải qua gần một năm theo Lý Anh Tú
chinh chiến, chiến lực của hai người đã tăng lên không ít, Lý Anh Tú cũng nuôi
hi vọng đào tạo bọn hắn thành sĩ quan cấp cao.

-------------++-------------------

Đoán thử xem ba vị đội trưởng đỏ, vàng, đen là ai :))


Đế Chế Đại Việt - Chương #88