Người đăng: mocchauhuyn
Phạm Tu trả lời cùng nằm trong dự tính của Lý Anh Tú. Hắn cười nói.
- Được, vậy trước mắt Trẩm bổ nhiệm khanh làm hiệu trưởng của Giảng Võ
trường. Khanh thấy trong các bá quan ai có thể đảm nhiệm vị trí giáo quan nữa?
Phạm Tu suy nghĩ một chút liền nói.
- Thần thiết nghĩ người thích hợp để làm giáo quan nhất là binh bộ thị lang
Lê Phụng Hiểu. Ngoài ra lễ bộ thị lang Lê Bá Ngọc cũng có thể.
Lý Anh Tú gật đầu. Lê Phụng Hiểu dù sao cũng là một đời đại tướng quân, tinh
thông binh pháp, võ nghệ cao cường, làm giáo quan cũng không vấn đề gì quá
lớn. Lê Bá Ngọc lúc làm quan cũng trải quan Thái úy, từng đi dẹp phản quân,
tuy võ nghệ không cao nhưng dạy văn hóa, dạy một chút chiến trận cho các tiểu
tướng cũng không có vấn đề. Dù sao thời đại Lý-Trần nhân dân thượng võ, từ
nông dân cho đến văn nhân ai cũng biết một chút võ nghệ.
- Trần Thư, Trần Quốc Toản Trước mắt, hai người các tạm thời trở về quân sắp
xếp công việc sau đó từ ngày mai tiến vào diễn võ trường học tập.
- Tuân lệnh bệ hạ.
Đối với hai người, Trần Thư là tâm phúc của Lý Anh Tú hắn đương nhiên muốn
Trần Thư có thể được đào tạo chuyên sâu hơn, đủ khả năng đảm nhiệm những trọng
trách lớn hơn nữa. Còn Trần Quốc Tỏa lại còn quá trẻ, Lý Anh Tú muốn hắn tiếp
tục học tập sau đó mới lĩnh quân. Lý Anh Tú lại hướng Phạm Tu nói.
- Khanh ban lệnh xuống tuyển lựa những binh sĩ có biểu hiện xuất sắc trong
chiến tranh vừa qua cũng có thể đưa vào diễn võ trường.
- Thần tuân lệnh bệ hạ.
Trở về Thủ Phủ bộ binh đã dâng lên báo cáu về quân lực còn lại của các quân.
Theo đó Cấm quân có đến một ngàn binh lính, sau đó là Bắc Hải thủy sư hai trăm
binh sĩ, Thần Sách quân còn một trăm bảy mươi binh sĩ, Hải Đông quân còn hai
trăm ba mươi binh sĩ, Thánh Dực quân còn năm mươi người. Như vậy sau khi chiến
tránh kết thúc thương binh và dân binh giải ngũ, lực lượng quân sự của Đại
Việt giảm xuống chỉ còn một phần tư. Các quân đều đòi hỏi được gia tăng quân
số. Lý Anh Tú quyết định hạ chiếu tuyển quân trong dân chúng. Bắc Hải thủy sư
cho phép tăng lên bốn trăm binh sĩ, Hải Đông quân tăng lên năm trăm người,
Thần Sách quân năm trăm người, Thánh Dực quân tuyển trong đám tù binh, nô lệ
bổ sung quân số lên hai trăm người. Tuy mở rộng số quân nhưng thực tế xa xa
lại không đủ với lãnh thổ Đại Việt hiện tại, hắn cần phải phát triển dân số
nhanh hơn nữa để có thể bảo phủ, chiếm lĩnh toàn bộ Tử Vong rừng rậm làm căn
cứ địa cho mình. Nếu không phải bị Leviathan tàn phá vùng Giác Long cốc khiến
nông nghiệp Đại Việt bị thiệt hại nặng thì hắn đã có thể triệu hoán cư dân đến
bổ sung cho Đại Việt rồi. Lý Anh Tú cũng nhận ra rằng nếu chỉ trông chờ lượng
lương thực cung ứng từ Giác Long đến thực sự có khá nhiều rủi ro, hắn cần phải
cân đối lại tỉ lệ gieo trồng các loại giống cây trên lãnh thổ Đại Việt, hoặc
ít nhất phải khai phá một vùng đất mới có thể cung ứng lương thực cho Đại
Việt. Lý Anh Tú muốn kiếm đầy đủ lương thực để triệu hoán đế cư dân, khi đến
mùa hè ít nhất Đại Việt cũng phải có một vạn binh sĩ chính quy.
Lý Anh Tú còn phát hiện một chức năng mới của nha môn đó là triệu hoán bộ
khoái, mỗi bộ khoái tiêu hao mười đơn vị lương thực. Nhưng mỗi nha môn lại
giới hạn số lượng bộ khoái được triệu hoán đến. Ví như kinh đô phủ doãn bộ
khoái có thể triệu hoán là một trăm người, nha môn tại phủ xứ là năm mươi
người, nha môn tại cấp huyện thì chỉ được mười người. Bộ khoái như lực lượng
cảnh sát thời hiện đại phục vụ tại các nha môn. Lý Anh Tú cũng không tiếc
lương liền triệu hoán ra lực lượng này bù đắp cho các nha môn.
Mấy ngày sau thông báo tuyển quân được ban bố ra khắp đất nước, thanh niên
trai tráng độ tuổi từ mười tám đến ba mươi tuổi đều có thể nhập ngũ, là người
Việt tộc liền được đưa vào trại lính, rất nhanh liền trở thành tinh binh, là
người Man tộc cùng người bản xứ thì phải trải qua một đợt huấn luyện nữa của
các tướng lĩnh, tuy nhiên dân số Đại Việt cũng còn quá ít, nên muốn tuyển đủ
người cho các quân cũng phải tốn thời gian không ít. Trong các quân cũng đề cử
ra những binh sĩ tinh nhuệ có công trong chiến tranh của mình vào học tại Diễn
Võ trường, đợt đầu tiên trường nhận vào tổng cộng năm mươi ba học viên từ các
quân tụ tập đến kinh thành. Trong lúc này hoàng cung cũng đã bước vào những
khâu cuối cùng. Dự kiến trong ba ngày nữa hoàn toàn có thể khánh công.
“Đinh, sứ giả đến với vương quốc vượt qua mười đoàn, mở khoa công trình đại sứ
quán.”
Bỗng nhiên hệ thống vang lên thông báo. Lý Anh Tú không khỏi sửng sờ một chút,
nhưng rất nhanh liền đoán ra những đoàn sứ giả này chính là đến từ các gia tộc
tại đảo Sắt.
Lý Anh Tú đoán rất chính xác, nhưng hắn không biết rằng đến Đại Việt còn có cả
các sứ đoàn đến từ các tiểu quốc duyên hải và cả Bravia.
An Bang thành trở nên vô cùng nhộn nhịp, bến tàu chật kín thuyền bè đến từ các
vương quốc, các gia tộc. Tinh Thiều thậm chí còn phải cầu viện đến Bắc Hải
thủy sư, Lê Chân liền phái đến một trăm năm mươi quân cùng mười chiến thuyền
giao cho Yết Kiêu chỉ huy chạy đến An Bang. Bên trong An Bang, sau khi Phạm Tu
về kinh thành nhận chức binh bộ thượng thư, Hải Đông quân được giao cho Tinh
Thiều tạm thời chỉ huy. Dựa vào uy tín đầy đủ của Tinh Thiều, đồng thời là
vùng mới trải qua chiến tranh, Hải Đông quân vậy mà nhanh chóng tuyển chọn
được hai trăm binh lính, nâng tổng số quân lên thành ba trăm năm mươi người,
cộng với Thánh Dực quân của Trần Bình Trọng vẫn còn đóng lại lực lượng quân sự
ở An Bang đủ để Tinh Thiều đối phó mọi tình huống.
Các tàu chiến Đại Việt liên tục tuần tra duyên hải, hướng dẫn các tàu sứ giả
cập bến, ở bến tàu chào đón các đoàn sứ giả lại chính là Hải Đông quân, làm
theo luật lệ chỉ cho phép hai mươi binh sĩ vũ trang tiến vào bên trong thành,
có sứ giả phản kháng liền trực tiếp bị binh sĩ bắt giữ, giải giáp lên tàu, cho
thủy quân đuổi bọn hắn ra khỏi lãnh thổ Đại Việt. Bên trong thành bộ khoái
ngày đêm tuần tra giữ trật tự an ninh, bên trong phủ sứ lại trú đóng Thánh Dực
quân. Có thể nói tình hình trị an tại An Bang Tinh Thiều rất có một tay.
Các thương nhân Đại Việt ở An Bang cũng nhanh chóng tận dụng cơ hội, đem các
mặc hàng “đặc sản” của Đại Việt như hương liệu, tơ lụa, đồ sứ,… chào mời các
đoàn sứ thần với giá “chém đẹp”. Để mua các mặt hàng đồng thời duy tri tiêu
dùng hằng ngày, các đoàn sứ thần buồn phải dùng đồng vàng Dinar đổi ra thành
tiền đồng làm số vàng trong kho của Đại Việt tăng lên nhanh chóng khiến Lý Anh
Tú vậy mà cười ngậm mồm không được. Phải biết có tiền vàng hắn có thể mua
ngựa, có thể tổ kiến kỵ binh đoàn của mình.
Pavong đại diện cho Bravia vương quốc lần này đi sứ đến Đại Việt, tại các nước
phương Tây mà nói Bravia cũng là một vương quốc có máu mặt, nên đội tàu của
Bravia vương quốc cũng rất lớn, lên đến hai mươi ba chiếc. Bravia là một quốc
gia nổi tiếng về hàng hải, thuyền của bọn hắn lại càng to lớn, chiếc nhỏ nhất
cũng phải dài ba mươi mét, tất cả đều là những thuyền ba cột buồm, mỗi cột lại
có đến ba tần cánh buồm, mỗi tàu có thể chở đến hàng trăm binh sĩ. Lần này
thân vương đi sứ, bảo vệ ngoại trừ hai ngàn hải quân của vương quốc ra, còn có
hai trăm kiếm sĩ của quốc vương vệ đội.
- Báo cáo thân vương, phía trước có thuyền chiến Đại Việt đón đầu.
Khi đội tàu lớn vừa tiến vào hải vực của Đại Việt ngay lập tức đã bị đội tuần
duyên phát hiện. Yết Kiêu nghe tin có đội tàu lớn hàng chục chiến tiến đến
liền mang theo Bắc Hải thủy sư xuất phát đón đầu. Thuyền của Bắc Hải thủy sư
hiện tại có ba loại Lâu thuyền, Mông Đồng, cùng thuyền hai cột buồm thu được
từ liên quân. Thế nhưng xét về kích thước với đội thuyền của Bravia rõ ràng
thuyền chiến Đại Việt nhỏ hơn rất nhiều, may ra chỉ có Lâu thuyền mới có thể
so bì. Nếu xét về độ đi biển thủy quân Đại Việt đến xách dép cho đối phương
cũng không có. Vấn đề thuyền chiến của Đại Việt làm Lý Anh Tú rất đau đầu.
Thời Lý - Trần hải quân Đại Việt không phát triển, về sau cũng tiến triển cũng
không lớn, may đâu nếu đến được thời kỳ Lê Trung Hưng thì may ra khi đó mới có
những mẫu thuyền lớn nhưng khả năng đi biển cũng rất hạn chế. Vì vậy mà Bắc
Hải nhưng chỉ có thể gọi là thủy sư mà thôi. Tác chiến trong sông là thứ mà
Đại Việt am hiểu, đi biển ngược lại hơi khó với những con thuyền chèo tay. Mặc
dù Lý Anh Tú đã đem những kiến thức về thuyền long cốt, thuyền phương Tây cho
các thợ đóng thuyền Đại Việt nhưng nghiên cứu ra một chiếc tàu mới cũng không
phải là ngày một ngày hai.