Cải Cách (3)


Người đăng: mocchauhuyn

Bên trong triều đình ngoài bệ hạ thì cái gì đáng sợ nhất? Chính là Ám bộ, là
Trần Thủ Độ, lại có người muốn ngăn cản hắn? Tất cả mọi người đồng loạt nhìn
về hướng âm thanh phát ra, bên trong góc Lê Văn Thịnh, Bộ trưởng bộ ngoại giao
mới được bổ nhiệm vẫn bình chân như vại. Đúng vậy, người vừa đưa ra ý kiến đề
cử Ngô Tuấn chính là Lê Văn Thịnh. Quần thần lại nhìn sang Trần Thủ Độ, hắn
vẫn đứng đó, trên gương mặt vẫn bình thản như chưa có chuyện gì xảy ra, mép
trái hơi khẽ nhếch lên một chút.

- Thần ủng hộ đề cử Trần Tham chính, dù sao Trần Tham chính chấp chưởng Ám bộ
lâu như vậy, đối với nhiệm vụ của Bộ quốc an khá phù hợp.

Phạm Sư Mạnh lúc này bắt đầu bước ra đứng đội. Thực ra trong triều đình luôn
luôn chia ra các phe phái. Hệ thứ nhất là trực hệ của Thừa Mệnh hoàng đế bao
gồm các đại thần nắm các vị trí chủ chốt, là những thần tử được triệu hoán đến
từ khi Đại Việt chỉ là một vùng Cổ Loa nhỏ hẹp cộng thêm Đinh Lễ mới được
triệu hoán thân cô thế côi. Thế lực thứ hai là các đại thần nhà Lý như Ngô
Tuấn, Lê Văn Thịnh, Tô Hiến Thành,... Thứ ba chính là họ nhà Trần lấy Trần Thủ
Độ dẫn đầu các tộc nhân họ Trần như Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toản, Trần Nhật
Duật, Phạm Sư Mạnh, Dã Tượng, Yết Kiêu,... Một bộ phận thần tử khác ngược lại
đứng trung lập như Chu Văn An, Trần Nguyên Đán, Nguyễn Phi Khanh, Lương Thế
Vinh,... Đối với vị trí là một quân vương Lý Anh Tú đương nhiên ưa thích điều
này.

- Bẩm bệ hạ, thần lại thấy Ngô Tuấn trong tay nắm giữ lực lượng tinh nhuệ
nhất của Đại Việt, để tiêu diệt những mối nguy hại đến Đại Việt Ngô Tuấn lại
càng phù hợp.

Lý do này của Lê Văn Thịnh ngược lại lại tương đối miễn cưỡng. Thế nhưng bên
phe nhà Lý thanh thế cũng không hề yếu hơn nhà Trần bao nhiêu, hai bên tranh
cãi nảy lửa trong khi hai nhân vật chính là Ngô Tuấn và Trần Thủ Độ lại im
lặng như hai pho tượng phật. Lữ Gia mỉm cười nói.

- Bệ hạ, nếu không chúng ta liền hỏi cả hai người xem ý bọn họ như thế nào?

Ngô Tuấn, Trần Thủ Đồ cùng lúc liếc nhìn Lữ Gia, trong lòng không khỏi hô lên
một tiếng lão hồ ly. Lý Anh Tú trong ánh mắt tràn đầy vẻ khen ngợi nói.

- Như vậy hai khanh nói thử xem người nào muốn vì trí này?

Ngô Tuấn và Trần Thủ Độ nhìn nhau một chút cuối cùng đồng loạt nói.

- Bẩm bệ hạ, thần đề cử Đinh Lễ.

Thực ra cả hai bọn hắn đều biết trong tay mỗi người đều nắm một lực lượng lợi
hại bậc nhất Đại Việt, bệ hạ sẽ không dễ dàng giao cho bọn họ nắm giữ độc
quyền một bộ môn, phải biết hiện tại Thiên Long vệ và Ám bộ vẫn đang giám sát
lẫn nhau đây, cả Trần Thủ Độ và Ngô Tuấn đều không biết trong phe mình có bao
nhiêu người của đối phương, hoặc cả hai đều không muốn biết.

Ngược lại Đinh Lễ rất phù hợp, trong triều Đinh Lễ một mình một ngựa, là thân
tín của bệ hạ, mặt khác Bộ quốc an chính là phơi bày ra ánh sáng cho người
khác xem, nên dù là Ám bộ hay Thiên Long vệ cũng không thể lộ ra ngoài ánh
sáng, ngược lại Cẩm Y vệ và quân Thiết đột dưới trướng của Đinh Lễ lại hợp với
điều này.

- Thần cũng thấy Đinh Lễ phù hợp với vị trí này vô cùng.

Lữ Gia khẽ vuốt râu phụ họa nói. Lý Anh Tú gật đầu quay sang hỏi Đinh Lễ.

- Khanh nguyện đảm nhận trọng trách này chứ?

Đinh Lễ ôm quyền nói.

- Bệ hạ đã tin tưởng giao phó, thần quyết không chối từ.

Lý Anh Tú gật đầu nói.

- Tốt lắm, vậy thì Bộ quốc an từ nay do Đinh Lễ làm Bộ trưởng, Ngô Tuấn, Trần
Thủ Độ làm Thứ trưởng.

Kể từ đó Bộ quốc an có hai lực lượng gồm: Lực lượng ngoài sáng do Cẩm Y vệ,
quân Thiết Đột, thành quản Đại đội, Bộ khoái các phủ, huyện do Đinh Lễ trực
tiếp lãnh đạo. Bên trong tối thực hiện các nhiệm vụ bí mật gồm Ám bộ và Thiên
Long vệ do Trần Thủ Độ và Ngô Tuấn tiếp tục lãnh đạo.

Nội các lúc này chính thức được xây dựng, lấy thủ tướng Lữ Gia dẫn đầu, bên
dưới là bộ trưởng các bộ, ngoài ra mỗi bộ cũng có thêm hai thứ trưởng tham gia
vào nội các.

- Như vậy thượng tầng triều đình xem như cải cách hoàn tất, các bộ khẩn
trương bổ sung nhân lực vào bộ của mình báo lên bộ nội vụ. Tiếp theo Trẫm muốn
cải cách quân đội một chút. Việc này mời Phạm lão tướng quân trình bày đi.

Lý Anh Tú nói, việc cải cách quân đội hắn và Lữ Gia đã bàn bạc từ rất lâu, Đại
Việt hiện tại lấy vũ khí nóng làm chủ, phương pháp tác chiến cũ cơ hồ đã không
còn phù hợp, tổ chức quân đội hiện tại cũng không còn hợp với tình hình đất
nước, cả hai người liền đưa ra nhận định quân đội cần phải cải cách.

Nghe đến cải cách quân đội các tướng lập tức chú ý đến, dù sao đây chính là
lĩnh vực của bọn họ. Phạm Tu nói.

- Ta và bệ hạ đã thảo luận và đưa ra phương án cải tổ như sau. Đầu tiên chính
là cấp bậc của các tướng lĩnh và binh sĩ thay đổi gọi là quân hàm. Đối với
binh sĩ bình thường có năm cấp: Binh nhì, binh nhất, hạ sĩ, trung sĩ, thượng
sĩ. Đối với sĩ quan có ba cấp: Úy, Tá, Tướng. Mỗi cấp lại có bốn bậc: Thiếu,
Trung, Thượng, Đại. Riêng với Hải quân cấp tướng có ba bậc: Chuẩn đô đốc, phó
đô đốc và đô đốc.

Lý Anh Tú đề cử nguyên cả hệ thống cấp bậc của quân đội Việt quốc thời hiện
đại. Các tướng nghe đến đây đều tỏ vẻ không có vấn đề, dù sao cũng chỉ là cấp
bậc, nhìn cấp bậc mới cũng rõ ràng hơn cấp bậc cũ rất nhiều. Phạm Tu nói tiếp.

- Tiếp đến chính là việc phân bố lại quân đội. Qua chiến tranh phía Nam, Bệ
hạ và ta đều cảm thấy quân đội hiện tại thiếu hụt những lực lượng cơ động, hầu
hết quân tinh nhuệ đều đóng ở Thăng Long, đường đến các xứ quá xa, nếu tình
hình có biến rất khó làm ra được phản ứng nhanh chóng. Do đó quân đội phải
phân vùng đóng quân, sẵn sàng đối phó với bất kỳ tình huống nào. Hiện tại quân
đội có hai mươi hai ngàn quân, bệ hạ đã cho phép mở rộng quân đội lên bốn mươi
ngàn quân trong vòng ba tháng.

Nghe đến đây chúng tướng liền xì xào đỏ mắt, dù sao tướng lĩnh cấp cao cũng
chỉ có vậy, quân đội tăng cường tất nhiên rơi vào tay bọn hắn. Phạm Tu nói
tiếp:

- Các cấp đơn vị của quân đội sẽ được tổ chức với cấp thấp nhất là tiểu đội
số lượng mười đến mười hai người, hai tiểu đội thành một trung đội (20 – 40),
hai đến tám trung đội thành một Đại đội (50 – 200), hai đến đến sáu đại đội
thành một tiểu đoàn (220 – 1000), hai đến ba tiểu đoàn thành một trung đoàn
(1000 – 3200), hai đến sáu tiểu đoàn thành một lữ đoàn (3000 – 5000). Hai đến
bốn lữ đoàn hoặc trung đoàn là Sư đoàn (10000-15000), hai đến ba sư đoàn thì
gọi là quân đoàn (20000 – 45000).

Thực ra còn các đơn vị cấp chiến dịch như Tập đoàn quân, Cụm tập đoàn quân,
chiến trường Lý Anh Tú liền chưa nhắc đến. Dù sao hiện tại tổ chức quân đội
Đại Việt thấp nhất chính là Hải Đông quân mới chỉ có ba ngàn ngươi, đông nhất
là Cấm quân cũng chỉ có một vạn hai ngàn người mà thôi. Phạm Tu dừng một chút
để chúng tướng tiêu hóa cấp bậc, đơn vị mới sau đó mới nói tiếp.

- Dựa trên lãnh thổ của Đại Việt, ta và bệ hạ đã quyết định chia quân đội ra
làm hai phần, lực lượng trú đóng và lực lượng cơ động. Toàn quốc chia ra làm
bốn quân khu: Thăng Long, Giác Long, An Bang, Thuận Hóa. Lực lượng đóng quân
sẽ có: Đóng tại Giác Long là Bắc Hải hải sư, đổi tên thành Hạm đội Bắc Hải
quân số tăng lên bảy ngàn người, phong Lê Chân làm Đô Đốc chưởng quản Bắc Hải
hạm đội; đóng tại An Bang là Sư đoàn Hải Đông quân số một vạn người do Phạm
Ngũ Lão chỉ huy, phong hàm Thiếu tướng.

Lê Chân thống binh ít hơn Phạm Ngũ Lão nhưng cấp bậc cao hơn hai bậc, ai bảo
tướng lĩnh hải quân của Đại Việt ít như vậy đây, Lê Chân tuổi quân lâu nhất,
đương nhiên cao hơn hai bậc rồi. Phạm Tu lại nói.

- Thành lập Sư đoàn Thiên Cương quân số một vạn người do Trần Bình Trọng chỉ
huy, quân hàm Thiếu tướng đóng tại Thuận Hóa. Thành lập Lữ đoàn Thiên Thuộc
năm ngàn người do Nguyễn Cảnh Chân chỉ huy quân hàm Đại tá.

Trần Bình Trọng trong chiến tranh phía Nam công huân đầy mình, Nguyễn Cảnh
Chân tương tương tự hai lần viễn chinh quân đảo Sắt cũng đủ thực lực để đảm
trách vị trí này. Tiếp đến là lực lượng cơ động. Phạm Tu nói.

- Lực lượng cơ động đóng tại Thăng Long, sẽ là lực lượng cứu viện cho các nơi
nếu tính hình cần thiết, gồm có: Lữ đoàn bộ binh cơ giới Chương Thánh do Trần
Quốc Toản chỉ huy, quân hàm Đại Tá, Lữ đoàn Thủy quân lục chiến Thần Sách do
Phạm Cự Lượng chỉ huy, quân hàm Đại tá. Thành lập thêm Lữ đoàn Củng Thần do
Trần Nhật Duật chỉ huy, quân hàm Đại tá.

Ngoài quân đội, quốc an ra Lý Anh Tú còn đặc biệt thành lập riêng một cục gọi
là cục Cảnh vệ, liền lấy năm ngàn Kim Ngô vệ, hai ngàn quân Túc vệ do Trần Thư
chỉ huy, quân hàm Thiếu tướng. Nhiệm vụ của Cảnh vệ là bảo vệ hoàng cung, bảo
vệ hoàng đế, hoàng thân và các nhân vật trọng yếu do bệ hạ chỉ định. Lực lượng
này không thuộc Bộ quốc phòng cũng không thuộc Bộ quốc an mà trực tiếp nhận
lệnh từ Thừa Mệnh hoàng đế.

Đối với cách tổ chức hiện tại các tướng lĩnh, binh sĩ gần như phải làm quen
mọi thứ ngay từ đầu, thế nhưng Lý Anh Tú vẫn quyết tâm thực hiện cải cách. Đến
khi binh lực, trang bị, phương thức chiến tranh phát triển hơn nữa cách tổ
chức này sẽ phát huy ra sức mạnh của nó.

=====================++

Xong phần cải cách, hôm nay tâm trạng không tốt nên viết chương cũng không ổn
lắm, các bác thông cảm.


Đế Chế Đại Việt - Chương #279