Người đăng: mocchauhuyn
Lý Anh Tú quay lại phía sau liền thấy một thiếu niên tầm mười hai, mười ba
tuổi, mặt mày đen nhẻm, trên tay còn cầm một củ khoai lang nướng gặm lấy, gặm
để. Thiếu niên thân hình mảnh khảnh, đầu tóc cắt ngắn, gương mặt cũng rất bình
thường, chỉ có đôi mắt lại rất sáng lạng. Lý Anh Tú mỉm cười nói.
- Thứ này là do ngươi sáng tạo? Ngươi tên là gì?
Thiếu niên cười nhe ra hàm răng còn dính mảnh khoai nói.
- Ta là Ninh Hữu Hưng. Cái đập nước này chính là do ta phát minh đây.
Lý Anh Tú nghe vậy càng đối với Ninh Hữu Hưng càng hài lòng, hắn nói.
- Quả thật rất tinh xảo đây. Ngươi có được đi học chưa?
Ninh Hữu Hưng gật đầu nói.
- Ta có đi học ở trường làng. Trưởng làng nói ta giỏi như vậy chừng một năm
nữa có thể vào trường cao đẳng nghề học.
Trường cao đẳng nghề được Lý Anh Tú xây dựng ở mỗi xứ, là nơi tập trung các
thợ giỏi đến dạy những người có khả năng đi vào học tập. Thỉnh thoảng lại có
những thợ giỏi của Công đi xuống các trường cao đẳng này dạy học. Sau khi tốt
nghiệp những người tốt nghiệp loại ưu có thể được lựa chọn đi vào Công bộ.
Khác với thời kỳ phong kiến kiếp trước, công tượng bên trong công bộ cũng là
có chức quan nằm ở cửu phẩm, bình thường cứ bốn năm lại được thăng lên một cấp
đây. Lý Anh Tú hỏi.
- Ngươi không muốn vào Quốc Tử giám học hay sao? Tại nơi đó có rất nhiều học
sĩ, sẽ dạy ngươi tốt hơn.
Ninh Hữu Hưng lắc đầu nói.
- Thành tích học của ta không tệ, thế nhưng muốn vào Quốc Tử giám còn kém xa
lắm, vẫn là đi học nghề tốt hơn, lại càng có thể sớm kiếm tiền.
Lý Anh Tú còn định hỏi thêm một chút, từ xa một ông lão tầm sáu mươi tuổi đang
cưỡi một cây xe đạp đi đến. Đúng, không sai, đây chính là xe đạp. Xe đạp này
do Lý Anh Tú lên ý tưởng và Cao Lỗ hoàn thành. Chín mươi phần trăm của xe đạp
này làm bằng gỗ kể cả mắc xích và bánh xe, chỉ có trục quay, các loại đinh tán
là bằng kim loại. Công bộ đã thí điểm xe có thể chịu lực từ bốn lăm đến năm
mươi ký, di chuyển khá linh hoạt, chỉ tại một số bộ phận như cổ xe, bánh xe do
chưa có ổ bi nên vẫn còn khá cứng, phải có thêm dầu bôi trơn vào. Công bộ chỉ
mới sản xuất ra một số lượng nhỏ, Lý Anh Tú liền giao xuống các nông trường để
thử nghiệm ý kiến người dân như thế nào. Ninh Hữu Hưng vừa thấy ông lão liền
hô lớn.
- Ông nội, ông nội, ta ở đây.
Ông lão đã già nhưng lái xe ngược lại rất nhanh nhẹn như lão tài xế vậy, ông
lão đến trước mặt Lý Anh Tú liền bái một bái nói.
- Thảo dân Ninh Nhật bái kiến Thiếu úy đại nhân.
Lý Anh Tú phất tay miễn lễ cho hắn hỏi.
- Ngươi là chủ sự ở đây?
Ninh Nhật gật đầu nói.
- Bẩm đại nhân đúng như vậy, thảo dân vốn là trưởng làng An Khánh, được triều
đình thuê làm quản sự ở Nông trường số một.
Lý Anh Tú gật đầu lại hỏi đến việc nông trường, chuẩn bị mùa vụ, cuộc sống của
nông dân như thế nào Ninh Nhật đều trả lời rất quy củ, nhắc đến máy cấy mạ của
Công bộ đưa xuống lại nói càng phấn khích, có máy cấy mạ công việc của nông
dân quả thực dễ dàng hơn rất nhiều, không cần phải khom lưng, khụy gối để cắm
từng cây mạ nữa. Hơn nữa phương thức cấy lúa cũng khác, không phải là cấy lộn
xộn mà là cấy theo hàng thưa theo hàng kép, khoảng cách giữa các sông rộng,
vừa đỡ công sức cho nông dân, vừa giúp cây lúa có thể tận dụng hết các điều
kiện tự nhiên. Nông dân ít việc hơn lại có thời gian để làm vài đồ thủ công
hoặc nuôi vài con gia cầm, gia súc để cải thiện đời sống. Nông dân làm việc
trong nông trường cuộc sống cũng rất tốt, nói chung là nơi thử nghiệm nên Hộ
bộ cũng đặc biệt quan tâm đến, không có chuyện ăn chặn tiền lương của nông
dân.
Lý Anh Tú nghe rất rõ ràng tình hình của nông trường, mọi việc xem như tốt
đẹp. Thế nhưng Lý Anh Tú biết sau khi nông trường được triển khai rộng ra toàn
quốc cũng sẽ không tốt đẹp như vậy, thứ nhất có nông trường số một làm tiêu
chuẩn, khi kỹ thuật càng phát triển, lượng nông nhân cần sẽ càng ít đi, khối
lượng công việc cũng sẽ tăng lên, không còn thời gian để làm những việc khác
nữa. Dù sao nhà nước nhưng là tư bản nhà nước thì cũng phải chạy theo lợi
nhuận, dùng chính sự tiến bộ của kỹ thuật để tạo ra giá trị thặng dư. Do đó Lý
Anh Tú âm thầm ghi tạc trong đầu việc này cần phải lưu ý giám sát chặt chẽ các
nông trường, không để cho cuộc sống nông dân quá cực khổ.
Nông trường không chỉ là nơi thí điểm phương pháp trồng trọt mới, phương thức
sản xuất mới mà còn là nơi thực nghiệm những công cụ mới, ví dụ như các loại
lưỡi cày, máy cấy, còn có cả xe... mu rùa. Đừng xem thường những thứ vật đơn
giản như vậy nhưng lợi ích mang đến lại cực lớn. Giống như mộc ngưu, lưu mã
thần thánh của Gia Cát Lạng (đổi tên nhé) chỉ đơn giản là một chiếc xe bốn
bánh được cải tiến mà nói thẳng ra là chẳng khác xe cút kít là mấy, thế nhưng
lại được thần thánh hóa lên thế thôi. Quay lại với Đại Việt những công cụ
tưởng chừng thô sơ với ánh mắt của người hiện đại đó lại có thể giúp cho nông
dân đỡ tốn công sức hơn rất nhiều.
Ninh Nhật lại dẫn Lý Anh Tú đi một vòng quanh làng, về cơ bản đời sống của
nhân dân vô cùng tốt đẹp, dù bọn hắn mất đi quyền sử dụng ruộng đất mà trở
thành những công nhân bên trong đồn điền. So sánh với làm nông dân, bọn hắn
vẫn nhận được đồng lương kha khá, lại không cần phải lo lắng đói kém khi bị
mất mùa, thêm tiền lương từ gia thuộc đi lính, tương lai vẫn rất khả quan.
Tham quan xong hết thì cũng đến chiều, Lý Anh Tú phải trở về Thăng Long, Lý
Anh Tú quay lại đối với Ninh Hữu Hưng nói.
- Ta thấy phương thức thiết kế đập của ngươi rất tốt, ta muốn phổ biến phương
pháp này cho toàn bộ các đồn điền, ngươi thấy như vậy được không. Đương nhiên
ngươi cũng sẽ có trọng thưởng.
Ninh Hữu Hưng tuy nhỏ tuổi nhưng lại có vẻ rất trưởng thành nói.
- Có thể giúp đỡ mọi người ta cảm thấy rất tốt, cũng không cần ban thưởng.
Lý Anh Tú mỉm cười khen ngợi nói.
- Có tư tưởng như thế là tốt. Nhưng triều đình thiết luật, người có công
đương nhiên phải nhận được phần thưởng xứng đáng. Ngươi chờ một ngày, triều
đình bên kia nhất định sẽ có đưa tin đến.
Sáng hôm sau Lý Anh Tú liền gọi Bạch Liêu đến nói.
- Khanh ngày mai liền đến huyện Thọ Xương, làng An Khánh truyền chỉ.
Bạch Liêu được xem nội dung thánh chỉ không khỏi kinh ngạc. Bên trong thánh
chỉ liền khen ngợi Ninh Hữu Hưng, ban thưởng hắn mười quan tiền, hai xấp lụa,
lệnh cho hắn năm sau đi Công bộ báo danh học tập, hơn nửa còn trao huân chương
lao động hạng ba. Không những thế Bạch Liêu là Lễ bộ lang trung, việc truyền
chỉ này thực sự không cần hắn phải đi, thế nhưng lần này bệ hạ lại sai phái đủ
cho thấy được thái độ coi trọng. Bạch Liêu không khỏi kinh ngạc hỏi.
- Bệ hạ, có cần thiết phải long trọng như vậy không?
Lý Anh Tú mỉm cười nói.
- Đương nhiên là cần thiết, không những vậy càng phải tuyên dương ra khắp
thiên hạ. Để cho mọi người càng thấy được giá trị của sự sáng tạo, kích thích
bọn hắn không ngừng sáng tạo, không ngừng cải tiếng công cụ lao động.
Lý Anh Tú nói đến đây chợt nghĩ nếu muốn thiên hạ biết nhanh nhất thì phải làm
gì? Đó là báo chí nha, dân trí Đại Việt hiện tại rất cao, cơ hồ tám mươi phần
trăm người đều biết chữ, báo chí càng dễ phổ cập đây. Chờ một chút lại cùng Lữ
Gia bàn bạc lại.
Bạch Liêu nghe bệ hạ nói vậy cũng liền minh bạch dụng ý của bệ hạ, hắn liền
vân mệnh lui đi. Lý Anh Tú lại cho truyền Lữ Gia đến nói.
- Trẫm ngày hôm qua đi thị sát nông trường, cảm thấy một vài điểm của nông
trường số một rất tốt, cần phải mở rộng. Trước mắt huyện Thọ Xuân nhân sự vẫn
chưa ổn định đi. Trẫm muốn gọi Nguyễn Hiền trở về đảm nhiệm Tri Huyện một thời
gian, xem như bồi dưỡng năng lực hắn. Khanh cảm thấy thế nào?
Nguyễn Hiền là trạng nguyên, nhưng một mực vẫn ở bên cạnh Tô Hiến Thành giúp
việc, ngược lại Đặng Ma La lại đã đảm nhiệm một phủ. Đối với Nguyễn Hiền là có
chút không công bằng. Thế nhưng Đặng Ma La bên đó có Đinh Lễ phụ trợ, Lý Anh
Tú không phải lo lắng quá nhiều, Nguyễn Hiền ngược là nhân tuyển của Lý Anh Tú
cho vị trí Tuyên phủ sứ, cần phải độc lập rèn luyện nhiều hơn một chút, nhẫn
nại thêm một hai năm Nguyễn Hiền so với Đặng Ma La sẽ bay càng cao.
Lữ Gia cũng đồng ý với quan điểm của Lý Anh Tú nói.
- Nguyễn Hiền rất có tài hoa, theo Tô Tuyên phủ sứ lâu như vậy cũng nên trở
về đảm nhiệm chức vụ rồi. Thần lập tức truyền đi công văn.
Lý Anh Tú lại nói.
- Còn nữa, nhân thủ bên Quốc Tử Giám hiện tại xem như còn nhiều đi. Lệnh cho
Phạm Văn Tuấn chuẩn bị một chút, sang năm hắn sẽ đảm nhiệm tri huyện huyện
Châu Lang đi.
Châu Lang là một huyện thuộc phủ Trấn Ninh. Hiện tại nơi đó chỉ có ba huyện:
Cảnh Thuần, Châu Lang, Kim Sơn. Phạm Văn Tuấn đi đảm nhiệm Tri huyện xem như
giáng cấp nhưng Lữ Gia biết đây chỉ là lịch luyện, trở về Phạm Văn Tuấn chức
quan phải được thăng lên ít nhất hai bậc.