Người đăng: mocchauhuyn
Nếu Kim ngô vệ là lực lượng thường trực tại Kinh thành thì Lý Anh Tú muốn Cẩm
y vệ là lực lượng cơ động của hắn. Thiên Long vệ là cơ cấu đặc công trong bóng
tối thì Cẩm y vệ sẽ là lực lượng ở ngoài ánh sáng. Dù sao Lý Anh Tú cũng quy
hoạch Cẩm y vệ nhất định là có những vị trí của hậu duệ của quý tộc, đám trẻ
ranh này không sợ trời, không sợ đất làm việc cũng sẽ không kiên nể ai, nhưng
nếu không phải là một người đáng tin cậy chỉ huy quả thực rất khó có thể quản
lý bọn hắn, Đinh Lễ không thể nghi ngờ là một người như vậy, quan trọng hơn
nữa chính là Đinh Lễ còn rất trẻ.
Trong các lớp tướng lĩnh của Đại Việt hiện tại tầng lớn trên đủ đảm nhiệm
thống soái một phương lại rất già cỗi. Phạm Tu hẳn sau lần viễn chinh này trở
về sẽ cáo lão từ quan, như vậy cũng chỉ còn Lê Phụng Hiểu và Trần Quốc Tuấn,
hai người này có thể đảm nhiệm được thêm mười, hai mươi năm nữa. Đinh Lễ lại
khác, hắn còn rất trẻ, đang độ tuổi sung mãn, tương lai còn có thể phát triển
được. Lý Anh Tú để ý chính là việc tiếp nối thế hệ, không thể nghi ngờ Đinh Lễ
chính là gạch nối giữa thế hệ Lê Phụng Hiểu và Trần Quốc Toản, cứ như vậy ba
thế hệ Đại Việt không cần phải lo lắng về tướng soái.
Một điều nữa chính là Đinh Lễ có tư tưởng tác chiến hỏa khí. Dù sao những
tướng lĩnh khác ở kiếp trước vận dụng hỏa khí cũng không nhiều, ngược lại Đinh
Lễ lĩnh quân súng pháo đã phổ biến, tiếp nhận những kiến thức mới mẻ thời đại
mới sẽ càng làm hắn hoàn thiện hơn so với những người đi trước.
- Bệ hạ đã phân phó nhiệm vụ thần nhất quyết không chối từ.
Đinh Lễ khẳng khái nói. Lý Anh Tú cười gật đầu.
- Tốt, vậy sau khi Trẫm cải cách quân bị xong sẽ lại bổ nhiệm khanh.
Mấy ngày tiếp theo kỵ binh Đại Việt rong ruổi khắp lãnh thổ của Đại Việt, đi
đến từng huyện nha, nhờ huyện lệnh đưa đến nhà của liệt sĩ, những kỵ binh này
cấp bậc thấp nhất là Võ úy, cũng đã có thể là đại diện cho quân đội được. Kỵ
binh đi đến trước một căn nhà đất nhỏ, xung quanh có hàng rào gỗ, bên trong
sân có một phụ nữ đứng tuổi còn đang cho gà ăn, bên cạnh là một lão ông đang
trêu chọc một đứa bé được hai tuổi, còn con dâu của hai người có vẻ đã ra đồng
làm việc. Hệ thống triệu hoán đến cư dân đôi lúc là triệu hoán lẻ loi từng
người riêng biệt với nhau, có khi lại triệu hoán cả gia đình. Thường thì những
người lẻ loi sẽ kết hợp lại thành một thôn làng không có những gia đình hoàn
chỉnh, gia đình này rõ ràng thuộc trường hợp thứ hai.
Nhìn thấy quan huyện đến hai vợ chồng già đon đả đón chào.
- Bái kiến đại nhân, hôm nay rồng lại đến nhà tôm thế này. Chiến tranh đã kết
thúc, con trai ta sẽ sớm trở về sao? Cháu trai ta mỗi ngày cứ mãi ngóng đây.
Dù sao bọn họ sống trong thôn làng Bồ chính đã là rất lớn nói gì đến quan
huyện, đầu năm nay quan huyện đều đổi mới cả, những Bồ chính không còn được
giữ chức vụ trên huyện, đều thay bằng những người trẻ tuổi, có học thức. Quan
huyện nhìn hai vợ chồng tâm tình cũng bị xao động đến, hắn khó khăn nói.
- Chào hai lão, vị kỵ binh này đến từ Binh bộ đến đây có lời muốn nói với hai
người.
Nghe đến Binh bộ hai vợ chồng lại nhìn viên kỵ sĩ, tâm tình trở nên không ổn,
con trai bọn hắn đi tòng quân bọn hắn không mong hắn lập được công lao lớn gì,
chỉ mong con bọn hắn có thể bình an trở về, thế nhưng... Người phụ nữ thậm chí
đã bật khóc đến.
Kỵ binh hít sâu một hơi bình ổn tâm tình nói.
- Con trai hai vị, Lương Vân là một binh sĩ tốt, hắn đã chiến đấu rất dũng
cảm, xứng đáng là một quân nhân của Đại Việt. Rất tiếc khi phải nói hắn đã hi
sinh vì nước.
- Con trai ta...
Kỵ binh vừa dứt lời người phụ nữ liền khóc lớn, lão ông đôi mắt cũng rưng
rưng, hàm răng nghiến chặt để bản thân không phát ra tiếng nấc. Khung cảnh trở
nên ngột ngạt, chỉ còn tiếng khóc thê lương của người mẹ già thương con trai
đã hi sinh. Lão ông hỏi.
- Quân gia có biết con trai ta đã chết như thế nào không?
- Xin bớt đau buồn. Lương Vân thực sự rất dũng cảm. Đêm đó quân Tây Gốt tràn
qua bờ sông đánh úp, hắn đã dũng cảm cùng chiến hữu chống chọi với kỵ binh
địch cho đến khi viện quân đến và hi sinh trong đêm đó. Hắn là anh hùng. Đây
là tro cốt của hắn.
Nói rồi kỵ binh lấy từ trên ngựa xuống một tờ giấy báo tử và một hủ tro cốt
nhỏ, phần lớn tro cốt sau khi hỏa táng đều thả xuống dưới sông, chỉ chừa lại
mỗi người một bình gốm này mà thôi. Lão ông chìa đôi tay run gầy gò run rẩy
nhận lấy hủ gốm ôm chặt vào lòng, lão thấy như con trai mình đã trở về trong
vòng tay của lão. Lão quay sang vợ mình quát.
- Không nghe thấy quân gia nói sao. Con trai ta hi sinh vì nước, nó là anh
hùng... khóc cái gì khóc.
Thế nhưng bản thân lão cuối cùng cũng không kìm được hai hàng lệ chảy dài.
Huyện lệnh và kỵ binh cũng chỉ biết lắc đầu thở dài rút lui. Kỵ binh nói.
- Bệ hạ có mệnh lệnh gia thuộc liệt sĩ phải được chăm sóc cẩn thận, hưởng mọi
chế độ theo quy định. Chuyện này huyện nha phải lo liệu chu đáo, hằng năm phải
báo cáo lên triều đình.
Huyện lệnh lập tức nói.
- Quân gia yên tâm, việc này ta sẽ làm tốt.
Mấy ngày hôm đó trên cả lãnh thổ Đại Việt có người vui sướng, có người đau
khổ. Những gia thuộc không nhận được giấy báo tử đương nhiên vui mừng và ngược
lại. Thế nhưng người Việt tộc quanh năm đối mặt với chiến tranh, đối với sinh
tử đã sớm quen thuộc, mặc dù không thể như người mẹ Spatar giao tấm chắn cho
con trai và nói: “Hoặc là cầm, hoặc là nằm ở phía trên” nhưng cũng không đến
mức bi thương, bi lụy. Bọn họ xem việc con trai mình hi sinh vì nước đó là một
vinh dự.
Vài ngày tiếp theo, các kỵ binh lần nữa chạy đến các huyện nha, lần này chỉ
cầm theo một cái hộp giao cho huyện lệnh để bọn hắn giao cho những gia thuộc.
Bên trong hộp là những viên huân chương bằng đồng hình ngôi sao ở giữa có hình
một con rồng trắng đang giương năm vuốt. Mỗi liệt sĩ đều được truy tặng một
huân chương chiến công hạng ba hoặc hạng hai xem như là công nhận công lao của
bọn hắn đối với đất nước.
Chiến tranh kết thúc được nửa tháng đại quân cuối cùng cũng trở về đến Thăng
Long. Bên trong Thăng Long đã sớm giăng hoa chào đón đoàn quân chiến thắng trở
về, người dân kinh đô tất cả đều tràn ra đường chào đón bọn hắn, hoa rải ngập
đường, vài thiếu nữ bạo gan lại hướng về các binh sĩ thả thính làm tâm hồn
thanh niên huyết tính rung động không thôi.
Đội quân đi đến trước của cung liền diễu hành một vòng, Ỷ Lan dẫn theo Lữ Gia
cùng đại quan các bộ đia ra trước chào đón, tuyên giương một hồi liền để bọn
hắn trở về binh doanh, chúng tướng thì ở lại được triệu vào hoàng cung. Trần
Quốc Tuấn kỳ lạ hỏi.
- Bẩm Thái hậu, không biết bệ hạ xảy ra chuyện gì hay sao?
Thông thường thì đoán quân chiến thắng trở về thì bệ hạ mới là người chủ trì
mới đúng, lần này lại là Thái hậu cũng các đại thần thay mặt. Ỷ Lan cười khổ
nói.
- Không giấu gì Trần khanh, bệ hạ chính là bị bệnh, nên ai gia không cho hắn
ra ngoài.
Lý Anh Tú suốt một tuần liên tục tăng ca làm việc, hiện tại nhân tài đều phái
đi hết, chiến hậu nguyên một đống công việc đều cần hắn đích thân quyết định,
đến ngày thứ tám Lý Anh Tú cuối cùng chịu không được lên cơn sốt rồi.
- Nên lần này lễ khánh công cũng sẽ do Lữ đại nhân chủ trì. Mong các tướng
quân thông cảm.
- Chúng thần không dám, long thể của bệ hạ là quan trọng.
Chúng tướng vội vàng bày tỏ thái độ. Không phải sao, đại ca lâm bệnh bọn hắn
tặng quà còn không kịp nói gì đến bắt đại ca đi làm việc đây. Ỷ Lan lại nói
tiếp.
- Bất quá các ngươi yên tâm, trước khi lâm bệnh bệ hạ cũng đã giải quyết xong
mọi việc hậu chiến, ban thưởng đều đã có, nhất định không làm các binh sĩ phải
lạnh tâm.
Cuối cùng trong đêm lễ khánh công mỗi binh sĩ đều nhận được huân chương chiến
công hạng ba, ban thưởng một số tiền, lụa. Chúng tướng nhận được huân chương
chiến công hạng hai, Trần Khánh Dư, Trần Bình Trọng, Trần Quốc Tuấn nhận được
huân chương chiến công hạng nhất. Chỉ là Trần Bình Trọng còn ở tại Hải Vân
quan còn chưa trở về được.
Sau đó Binh bộ đưa ra việc trưng cầu ý kiến, binh sĩ nào muốn trở về quê liền
trở về, muốn ở lại làm binh thì đưa đi đào tạo. Tân binh tuyển ban đầu có tám
ngàn thì chỉ có năm ngàn người là hoàn hảo trở về, trong đó chỉ có một ngàn
người bày tỏ mong muốn ở lại, còn lại bốn ngàn quân giải ngũ. Mấy ngàn thương
binh không thể tái nhập ngũ cũng nhận được lệnh giải ngũ, triều đình đưa bọn
hắn về địa phương giao cho quan phủ sắp xếp chăm lo.