Người đăng: mocchauhuyn
Một tháng sau, dân số của Cổ Loa cuối cùng cũng lên đến ba trăm người, Giác
Long cốc dân số cũng đã lên đến hơn bốn trăm người, Đại Việt chưa thể xem như
một quốc gia nhưng cũng đạt đến cấp bậc của một bộ lạc cỡ trung. Qua được mùa
thu hoạch khoai lang cuối cùng vấn đề lương thực của Đại Việt cũng được đảm
bảo, Giác Long cố nông trường cũng xây dựng hoàn tất. Lý Anh Tú không tiếc gỗ
lựa chọn cải tạo một trăm mẫu ruộng làm ruộng lúa, dưới tác động của hệ thống
ruộng lúa đẩy nhanh tốc độ sinh trưởng cây trồng, chỉ cần hai tháng là có thể
thu hoạch một lần.
Có lương thực cho phép Lý Anh Tú khuếch trương quân đội lên hai trăm người.
Cao Lỗ cũng thành công luyện ra một loại sắt tốt hơn, tuy không tốt bằng chất
thép thu được từ đám binh sĩ Hắc Mộc nhưng lại rắn chắc, sắc bén hơn nhiều so
với trước kia. Thành ra trang bị của binh sĩ Đại Việt cũng thay đổi một lần.
Trang bị tốt nhất không phải là hai mươi binh sĩ Tĩnh Hải quân mà là hai mươi
trọng trang bộ binh mặc ba tầng giáp, đầu đội mũ đâu mâu, tay cầm trảm mã đao.
Để xây dựng nên đội trọng trang bộ binh này Lý Anh Tú xuất rất nhiều huyết.
Mỗi một trọng trang bộ binh đều là lực sĩ, sức mạnh không kém gì binh sĩ Tĩnh
Hải quân. Trang bị của một trọng trang bộ binh đầy đủ trang bị cho ba binh
lính bình thường. Cũng may cách Cổ Loa chừng ba dặm khinh kỵ phát hiện ra một
mỏ đồng, nếu không chi binh lính này cũng không thể xây dựng lên.
Những binh sĩ khác mặc Minh Quan giáp, vũ khí là thiết thương, đoản kiếm, mộc
thuẫn. Nỏ thủ thì được trang bị Sừng cung, cường nỏ, nỏ Liên Châu. So với
trước kia phải nói rằng quân Đại Việt đã hoàn toàn lột xác. Điều làm Lý Anh Tú
vui vẻ nhất chính là thói quen đi chân đất của người Việt đã thay đổi. Thay
vào đó họ đi dép da, giày cỏ, các cư dân lại càng sáng tạo ra nhiều kiểu dáng.
Dù sao chân đất đi đường rừng vẫn rất đau, mùa mưa vẫn chưa tới, dùng giày dép
ngược lại ảnh hưởng không quá lớn.
Tốc độ phát triển của Đại Việt nếu tính từ ban đầu là cuối thời kỳ văn minh
Văn Lang-Âu Lạc thì sau một tháng tốc độ phát triển của văn minh đại Việt đã
nhanh đến 700 năm. Mọi công việc đều chuyển động theo guồng quay của nó nên
công việc của Lý Anh Tú không phải thực sự nhiều. Không cần phải như chơi AOE
tự mình phải điều khiển các binh lính trong game. Hắn mỗi ngày cũng chỉ xem
xét những thông số của Đại Việt, đi giám sát quanh làng, chiều về rèn luyện
thân thể. Tuy không đạt đến trình độ cao thủ nhưng sau một tháng rèn luyện Lý
Anh Tú solo với một binh lính bình thường cũng không ngại.
Vẫn như mọi ngày Lý Anh Tú vô cùng rảnh rỗi ngồi trong thủ phủ hí hoáy viết
những kiến thức cơ bản mà ngày trước mình vẫn chưa quên. Khỏi phải nói duf là
những điều đơn giản nhưng tính ứng dụng lại khá lớn. Tuy với trình độ hiện tại
của Đại Việt chưa chắc làm được nhưng sau này chưa chắc lại không thể nha.
Bỗng nhiên bên ngoài Thạch Tiến đi vào nói.
- Bẩm Việt vương, tù binh đã thẩm vấn hoàn tất.
Một tháng trước Lý Anh Tú lệnh cho hai thiếu niên học tập ngôn ngữ của đám Hắc
Mộc binh lính, xem ra giờ này đã thành tài mà việc thẩm vấn cũng xong nốt.
Không hổ là hệ thống xuất phẩm đều là tinh phẩm. Lý Anh Tú nói.
- Vậy tốt, nói qua ta nghe một lần.
Thạch Tiến hơi xắp xếp lại từ ngữ một chút liền nói. Hắc Mộc thành là một tòa
cô thành nằm ở phía biển, nơi này cách xứ Golland bởi Tai Ương rừng rậm, đứng
đầu Hắc Mộc thành là Hắc Mộc lãnh chúa, cai trị hai tòa thôn trang và một tòa
thành trấn. Nơi này kinh tế vô cùng hiu quạnh, Hắc Mộc lãnh địa tồn tại là nhờ
sự cướp bóc các bộ lạc người Man trong Tai Ương rừng rậm, các làng mạc nhỏ xứ
Golland. Lại nói lúc này Lý Anh Tú mới biết vị trí của làng Cổ Loa chính là
nằm chắn ngang con đường xuyên qua Tai Ương rừng rậm đến xứ Golland, vì vậy
nên mới gặp phải đám bắt nô đội của Hắc Mộc thành.
- Vậy xứ Golland lại nằm dưới sự trị vì của ai?
Lý Anh Tú nhíu mày hỏi, để tồn tại hắn cần phải có một sự hiểu biết rõ ràng về
thế giới này. Thạch Tiến nói.
- Bọn hắn nói đối với xứ Golland bọn hắn cũng không biết nhiều, chỉ biết rằng
đây là vùng thường xuyên xảy ra giao tranh của Tây Gốt vương quốc và Đông Tấn
hoàng triều.
Lý Anh Tú lắc lắc đầu. Thông tin như vậy đối với hắn là quá ít. Thạch Tiến
nghĩ nghĩ một chút liền chậm nói.
- Bẩm Việt vương, đám binh lính Hắc Mộc thành muốn đầu nhập vào Đại Việt ta.
- Hử?
Lý Anh Tú hơi ngạc nhiên, tự nhiên tù binh lại muốn trở thành cư dân của Đại
Việt. Lý Anh Tú có điều không biết đám tù binh hiện tại đa số đều là đám lính
kiến hôi của Hắc Mộc thành, điều kiện sống ở Hắc Mộc thành vô cùng cực khổ, dù
là chiếm được chiến lợi phẩm cũng đều thuộc về lãnh chúa. Bọn hắn làm tù binh
tại Cổ Loa thấy được sự sung túc của Đại Việt, lần trước Lý Anh Tú thu phục
voi lại được bọn hắn xem như thần nhân vô cùng sùng bái. Nên tự nhiên nảy sinh
ý đầu nhập.
Lý Anh Tú nghĩ nghĩ một chút, Đại Việt ắt hẳn phải thu người, nhưng hiện tại
Lý Anh Tú cũng chưa có ý định thu đám tù binh này. Hắn vẫn chưa quá tin tưởng
vào ngoại tộc. Lý Anh Tú nói.
- Nói với bọn hắn chăm chỉ làm việc sẽ có ngày lấy được thân phận tự do, trở
thành thần dân Đại Việt, lại phái người dạy bọn hắn tiếng Việt, thử thăm dò
xem ý nghĩ của bọn hắn là như thế nào.
- Tuân lệnh Việt vương.
Thấy Thạch Tiến vẫn còn do dự muốn nói lại thôi Lý Anh Tú nói.
- Còn việc gì nữa sao?
Thạch Tiến nói.
- Bẩm Việt vương, trong Cổ Loa có một cặp trai gái muốn kết thành vợ chồng,
còn mong Việt vương làm chứng.
Cưới xin trong làng thường nhờ vả người trưởng là làm chủ hôn. Thạch Tiên về
tuổi đầy đủ, danh vọng của hắn cũng có, nhưng đứng đầu Cổ Loa là Lý Anh Tú, dù
sao dân số của Cổ Loa cũng chỉ bằng một cái làng, nói cách khác Lý Anh Tú
chính là trưởng làng, trở thành người chủ hôn ngược lại là hợp lý. Huống chi
những người này triệu hoán đi ra đều không có người thân, Lý Anh Tú cũng được
xem là người nhà, là gia trưởng của bọn họ.
Lý Anh Tú cười nói.
- Tưởng việc gì. Tốt, lúc đó báo cho ta cái ngày là được. Còn nữa hôn lễ cần
thứ gì cứ lấy từ trong kho xuất ra. Cả đời người hôn nhân là việc lớn, không
thể qua loa.
Ba ngày sau cả làng Cổ Loa như mở hội, mọi người đều kéo đến nhà trai và nhà
gái phụ giúp tổ chức hôn lễ. Dù sao cả làng cũng chỉ có vài trăm người, những
người triệu hoán ra cũng một lượt với nhau thì được xem là thân thích. Ai cũng
mặc quần áo thật sạch sẽ và tốt nhất trong ngày này. Hôn lễ lại được tổ chức ở
nhà gái, trong hôn nhân của người Việt cổ thì nhà gái thường là người nắm
quyền chủ động “chọn chồng”. Như nàng Tiên Dung chủ động lấy Chử Đồng Tử, cô
gái họ Lưu chủ động thử thách cặp anh em Tân, Lang, hay trong sách sử của Bắc
quốc cũng chép con gái vua Thục là Mị Châu cũng là người chủ động yêu trọng
Thủy. Như vậy người Việt cổ ngày xưa đối với quan niệm tình yêu cởi mở, không
bị gò bó bởi những quy tắc phong kiến trọng nam khinh nữ sau này.
Người thân của đôi vợ chồng thì xuống bếp mổ heo, giết gà, thậm chí Lý Anh Tú
còn lệnh giết một đầu trâu đem đến. Trên nhà thì có Cao Lỗ, Thạch Tiến và các
vị già làng ngồi trò chuyện, ngoài sân từng cặp trai gái thanh niên, hài đồng
cũng múa nhảy theo nhịp điệu của trống đồng, không khí thật sôi động.
- Việt vương đến.
Bên ngoài có tiếng hô to một tiếng. Lý Anh Tú đi đầu, phía sau là Duy Nhất
cùng mười binh sĩ Tĩnh Hải quân đi theo bảo vệ. Đây hiện tại là đội cận vệ
riêng của Việt vương mọi người đều rất quen thuộc.
- Bái kiến Việt vương.
Cao Lỗ, Thạch Tiến dẫn theo đoàn người bước ra sân cúi người hành lễ với Lý
Anh Tú, hắn phất tay miễn lễ nói.
- Thế nào, ta đến không trễ giờ đi?
Cao Lỗ cười nói.
- Việt vương ngài đến vẫn còn sớm đây, lễ còn chưa chuẩn bị xong. Mời Việt
vương vào bên trong nghỉ một chút.
- Tốt, vậy vào bên trong đi.
Lý Anh Tú liền đi trước vào bên trong nhà, các binh lính đứng phía ngoài cảnh
giới. Cũng chỉ tầm mười lăm phút sau mọi thứ liền chuẩn bị hoàn tất mà hôn lễ
cũng chuẩn bị bắt đầu. Trước đó một ngày nhà trai và nhà gái cũng đã hoàn
thành xong tục thách cưới, mà ngày hôm nay nhà trai cũng mang sính lễ đến.
Lễ đầu tiên trong hôn lễ gọi là lễ dạm, vật phẩm của lễ này là một gói đất.
“Việc hôn nhân lấy đất làm đầu”, đất với người Việt mang một ý nghĩa rất
thiêng liêng, cao quý, bởi lẽ gắng với một nền kinh tế nông nghiệp, đất tuyệt
đối là nguồn sống của họ. Ngoài ra nó còn gắng bó với một phong tục khác của
người Việt là tục “ăn đất và chế biết đất ăn”. Đất được hun bằng cỏ tế và cây
sim trở thành một thứ hương liệu gọi là “ngói” hay “đá non”. Nếu như trầu cau
là thứ lễ không thể thiếu của đám cưới thì miếng “ngói” là một thứ quà quý
trong lễ dạm.
Gia đình giết trâu, dê, nấu cơm nếp làm đồ tế lễ ông bà tổ tiên. Sau đó để đôi
vợ chồng nhập phòng cùng ăn. Tiếp đó đám thanh niên trong làng lại chơi những
trò chơi như ném bùn đất, hoa quả vào người chú rể. Sau đó cô dâu theo chú rể
về nhà chồng để sáng hôm sau lại quay lại. Tiệc tùng tổ chức đến đêm thì mới
tan tiệc.