Xứ Thuận Hóa


Người đăng: mocchauhuyn

Ba ngày sau đại quân hơn một vạn người đã tập kết hoàn tất kèm theo một số ít
lương thảo, quân nhu di chuyển đến An Bang. Bởi Đại Việt còn chưa có khả năng
vận tải một lúc hơn vạn người nền Đại Việt lấy danh nghĩa đồng minh “thuê” từ
Hoa Hông Đen thương hội vài chiếc tàu vận tải. Ước chừng một tuần sau quân
viễn chinh sẽ đến được quần đảo Sắt.

Lý Anh Tú đối với chiến trận ở quần đảo Sắt không quan tâm lắm, hắn rất tin
tưởng vào tài cầm quân của các tướng lĩnh của mình, huống chi là với tư thế áp
đảo. Bấy giờ hội triều điều Lý Anh Tú cảm thấy thú vị đó là Nguyễn Phi Khanh
vậy mà bị Trần Nguyên Đán cầm gậy quất túi bụi, xem ra oán khí của Trần Nguyên
Đán đối với vị con rể này tồn tại cũng không ít, cho đến khi quần thần nhảy
vào kéo hai người ra mới thôi. Nguyễn Phi Khanh khóc không ra nước mắt, bệ hạ
gọi ai đến không gọi lại gọi cha vợ hắn đến nha. Mặc dù kiếp trước cha vợ đồng
ý chấp nhận hắn vào làm rể nhưng trong lòng Nguyễn Phi Khanh vẫn luôn tồn tại
ám ảnh đây. Lý Anh Tú nhìn thấy cũng mặc kệ. Nhìn các vị đại thần đi, đi theo
Lý Anh Tú đến giờ còn chưa lập gia đình, tên này lại tốt, vừa đến không lâu đã
cưới hai phòng tiểu thiếp, mặc dù pháp luật Đại Việt không cấm nhưng ngươi
phải xem nha, đến bệ hạ còn chưa lập hậu đây này. Thảo nào Trần Nguyên Đán vừa
đến nghe tin đã vác gậy rượt Nguyễn Phi Khanh chạy khắp hoàng cung.

Hôm nay hội triều Lý Anh Tú cũng chỉ tuyên bố những việc đã được Cơ Mật viện
thông qua. Nhất là việc phong quan cho những danh thần vừa được triệu hoán
đến.

- Trẫm tuyên bố thành lập Ngự Sử đài, có nhiệm vụ điều tra, tố cáo các quan
lại trong cả nước. Nay phong Trần Nguyên Đán làm Đô Ngự Sử đài phụ trách Ngự
Sử đài.

Vốn Ngự Sử đài là cơ quan để can gián vua nhưng Lý Anh Tú cũng không muốn suốt
ngày có một lũ gián thần ong ong bên tai mình. Thêm nữa kỹ năng của Trần
Nguyên Đán là nội chính, nhưng tư chất có hạn, Lý Anh Tú không thích ở Trần
Nguyên Đán là nhận biết thời cuộc rất giỏi, nhưng lại không có tư tưởng rắn
chắc, đối với sự phát triển của Đại Việt hiện tại rõ ràng là không phù hợp.
Ngược lại Trần Nguyên Đán làm người nho nhã, có phong thái quân tử nên đảm
nhiệm Ngự Sử đài làm “thanh tra chính phủ” cũng không có vấn đề gì, sau này từ
từ nếu phát hiện có tài năng lĩnh vực khác liền sẽ trọng dụng, nếu không có lẽ
cả quãng thời gian còn lại cũng rất khó tiếp tục thăng tiến. Dù sao Đô Ngự Sử
cũng là chức vị rất cao rồi.

Trương Hán Siêu kiếp trước là môn khách của Hưng Đạo Vương tất nhiên không
phải người tầm thường, hắn có tài nội chính, mưu lược, trong cuộc kháng chiến
chống Nguyên cũng có góp công. Nhưng khả năng lớn nhất của Trương Hán Siêu vẫn
là dạy học, kiến thức uyên bác. Kỹ năng có phần giống Nguyễn Phi Khanh, chỉ là
Trương Hán Siêu có thể dạy bạn học nữ, còn Nguyễn Phi Khanh thì bạn học nữ
phải né xa.

- Phong Trương Hán Siêu làm Hàn Lâm học sĩ kiêm Quốc Tử giám Tư Nghiệp.

- Phong Hoàng Hối Khanh làm hộ bộ Thiếu khanh.

So với các bộ khác hộ bộ thiếu hụt nhân tài rất nhiều, Hoàng Hối Khanh những
tài năng khác không có nhiều nhưng khả năng thống kê, sắp xếp ngược lại khá
nổi bậc, phù hợp với hộ bộ và lại bộ, Lý Anh Tú liền ưu tiên hộ bộ.

Tất cả chức vụ xem như cũng đã ổn. Việc còn lại chính là thành lập xứ mới. Lý
Anh Tú noi.

- Trẫm cùng Cơ Mật viện đã thảo luận qua, quyết định tán thành đề án của lại
bộ thị lang Tô Hiến Thành thành lập xứ Thuận Hóa, gồm hai phủ Triệu Phong và
phủ Tân Bình. Lãnh thổ Thuận Hóa bao gồm từ phía Nam cách Thăng Long ba trăm
dặm cho đến biên giới của Tử Vong rừng rậm là phủ Tân Bình.

Diện tích như vậy có thể nói Thuận Hóa chính là một xứ rộng lớn, bằng cả An
Bang và Giác Long cộng lại, địa thể lại thoải hơn, dễ dàng khai thác hơn. Lý
Anh Tú lại nói.

- Tuy nhiên bởi tình hình gấp gáp cần phải nhanh chóng xây dựng lên phủ Tân
Bình Trẫm phong Tô Hiến Thành làm Tuyên phủ sứ (thay đổi cho cách gọi phủ sứ
những chương trước) xứ Thuận Hóa. Lệnh trong vòng hai tháng vậy xây dựng xong
Nam quan. Phong Đoàn Nhữ Hài làm tri phủ Tân Bình, lệnh trong vòng hai tháng
phải xây dựng lên phủ Tân Bình làm hậu phương cho Nam quan. Hai ngày sau cả
hai đưa sáu ngàn dân chúng bắt đầu đi về phía Nam khai phá.

Tuyên phủ sứ là chức vụ vô cùng quan trọng vì nó nắm giữ cả quân-chính của một
vùng. Cần một người không chỉ giỏi chính trị mà còn phải giỏi về quân sự để
quản lý, Lý Anh Tú trong tay không có người đành phải đưa Tô Hiến Thành đi, dù
sao cũng để lấy quân công, sau này còn thay thế cho Lữ Gia.

Đoàn Nhữ Hài lại khá đặc biệt, người này văn hay chữ tốt, lại có mưu lược dùng
binh, nhưng khuyết điểm rất rõ ràng, chính là Đoàn Nhữ Hài chỉ là một giới văn
nhân, thiếu kinh nghiệm trận mạc cũng là nguyên nhân dẫn đến thân là người
thống lĩnh hai quân Thần Sách và Thánh Dực vậy mà lại bại trận trước Ai Lao
đến mức phải tuẫn tiết. Lý Anh Tú đưa hắn đi làm Tri phủ xem như là để tôi
luyện hắn một lần, sau đó mới đem về kinh sử dụng.

Lý Anh Tú lại nói tiếp.

- Phong Dư Vân Hầu Trần Bình Trọng làm Trấn Nam tướng quân, thống lĩnh một
ngàn Thánh Dực quân trấn thủ Nam quan đồng thời trợ giúp Tuyên phủ sứ Thuận
Hóa khai thác vùng đất mới. Công bộ sản xuất cấp phát năm trăm súng Type 02,
hai trăm hỏa thương, ba mươi ổ M203 lập tức vận chuyển đến Thuận Hóa.

- Chúng thần tuân lệnh.

Quần thần hô phải. Lúc này Lê Văn Thịnh lại nói.

- Bẩm bệ hạ, không biết việc mua nô lệ ý bệ hạ như thế nào.

Rõ ràng Lê Văn Thịnh rất quan tâm đến vấn đề này. Lý Anh Tú nói.

- Trẫm cùng Cơ Mật viện bàn luận. Thái sư và Thái úy đều tán thành. Trẫm giao
việc này cho khanh cùng Trần Khánh Dư giải quyết, nhớ phải giữ kín, không được
để lộ ra. Trần tham chính phụ trách giám sát.

- Tuân lệnh bệ hạ.

Nếu có Ám bộ giám sát việc này Lý Anh Tú cũng an tâm để sử dụng nguồn lao động
mới. Đại Việt đang cao tốc phát triển, nhu cầu lực lượng lao động là vô cùng
lớn, đầu năm nay nghe đâu ở các nước nô lệ không đáng tiền nên hi vọng có thể
mua được lượng lớn nô lệ đi.

Hai ngày sau đoàn người thứ hai từ Thăng Long và Giác Long đi về phương Nam để
xây dựng xứ Thuận Hóa, nơi này rừng thiên, nước độc, thú dữ nhiều. Lý Anh Tú
trước tiên cử theo một ngàn Thánh Dực quân hộ vệ, lại cử thêm y sư từ bệnh
viện Thăng Long, phía sau là cả một xe tải thuốc. Để gia tăng tốc độ xây dựng
Lý Anh Tú cũng không ngại thuê một ngàn công tượng từ Châm Lạp quốc. Một ngàn
công tượng được hệ thống buff thêm tốc độ xây dựng liền có thể tưởng tượng
được công trình có thể được xây nhanh đến như thế nào.

Thế nhưng túi tiền của Lý Anh Tú lại lép xẹp. Phải biết hắn thu vào vàng một
phần chuyển sang hộ bộ làm dự trự ngoại hối, còn lại đều dùng để mua ngự, đào
tạo trọng trang kỵ binh, trọng trang bộ binh. Đến hiện tại Đại Việt đã có đến
hai ngàn chiến mã, thuần một sắc chiến mã Đại Lý, Cấm quân cũng thay đổi thuần
một sắc là trọng trang bộ binh, trọng trang kỵ binh trong Cấm quân cũng đã
tăng lên đến năm trăm kỵ. Có thể nói chỉ riêng ba ngàn Cấm quân đã có thể dễ
dàng sang phẳng bất cứ quốc gia vùng duyên hải phía Bắc nào, tất nhiên là trừ
Gemanic và Bravia.

Lý Anh Tú gọi Phạm Tu vào ngự thư phòng nói.

- Hiện tại đất đai Đại Việt mở rộng, cương thổ càng nhiều quân đội cũng trở
nên thiếu hụt. Trẫm muốn thành lập một quân mới thành lập gọi là Chương Thánh
quân. Khanh có người nào đề cử không?

Phạm Tu suy nghĩ nói.

- Không biết bệ hạ muốn đội quân này như thế nào?

- Trẫm dự định tổ chức Chương Thánh quân trở thành một quân đội gồm bộ binh
cơ giới và khinh kỵ binh.

Lý Anh Tú làm Phạm Tu choáng váng, mới không gặp hai ngày bệ hạ lại phát minh
ra một từ mới rồi hả. Bất đắc dĩ Phạm Tu khom người nói.

- Thần ngu muội không biết bệ hạ nói bộ binh cơ giới là gì?

Lý Anh Tú đủng đỉnh nói.

- Rất dễ dàng, giống như Thần Sách quân là lính thủy đánh bộ có thuyền chuyên
chở thì Chương Thánh quân là quân bộ, nhưng di chuyển lại bằng xe ngựa. Trẫm
muốn tổ chức lên một đội xe ngựa có thể cùng lúc chuyên chở hàng vạn quân. Khi
đó quân ta vừa có thể cơ động nhanh chóng đến chiến trường mà binh lính cũng
không bị mất sức.

===============================++

Đang suy nghĩ xem để siêu cấp đại BOSS Trần Hưng Đạo xuất hiện theo cách nào
đây. Các bác thích theo cách nào đây. Dự là trong 3, 4 chương nữa là ra chào
sân thôi.

Cầu vote 10*, cầu bao nuôi.


Đế Chế Đại Việt - Chương #112