Người đăng: TungLam
Đầu tiên về cảnh giới phân chia như sau:
Luyện thể cảnh gồm có:
Nhất trọng cường thân, nhị trọng cường thân, tam trọng khí cảm, tứ trọng luyện
gân, ngũ trọng luyện cốt, lục trọng luyện tủy, thất trọng luyện tạng, bát
trọng luyện huyết, cửu trọng luyện da, thaập trọng là luyện thể viên mãn trong
cơ thể chân khí sẽ từ trạng thái khí áp sút thành trang thái lonhg thì sẽ đạt
tới cảnh giới tiếp theo.
Khí võ cảnh cũng chia làm 1,2,3 là sơ kỳ.4,5,6là trung kỳ.7,8,9 là hậu kỳ. 10
là viên mãn. Đặc trưng của khí võ cảnh là chân khí ngoại phóng đã thương địch
thủ. Tùy theo công pháp và cảnh giới mà quyết định khoảng cách của chân khí
ngoại phóng và thuộc tính của từng người.
Vũ sư khi đến cảnh giới này thì mới có thể xem như là chính thức bước chân lên
con đường võ đạo. Ở cảnh giới này thì trong cỏ thể chân khí sẽ kết thành tinh
vũ.
Đại vũ sư: Khi đến cảnh giới này thì cơ chân khí có thể ngưng tụ thành hình để
tấn công, phòng thủ vân vân...
Vũ linh: Ở cảnh giới này coi trọng ở chữ linh, những thực thể do chân khí của
vũ linh ngưng tụ ra ngoài đã thể hiện lên phần nào linh tính của vật đó.
Vũ vương: Đạt đến cảnh giới này thì vũ giả mới có thể tự xưng là vương giả
trong vũ giả. Đặc điểm của cảnh giới này là có thể ngự không phi hành nhờ chân
khí ngưng tụ thành cánh.
Vũ hoàng: Đến cảnh giới này thì vũ giả đã cón thể dẫn dắt phần nào linh khí
trời đất vào đòn tấn công của bản thân.
Vũ tông: Lúc này vũ giả ở cảnh giới này sẽ có thể hư không đạp bộ không còn
phụ thuộc vào trọng lực của cơ thể, chính thức thoát khỏi phàm thể. Máu của
đấu tôn bắt đầu có sự thay đổi và hình thành huyết thống có thể truyền thừa
cho con cháu đời sau.
Vũ tôn:đến cảnh giới này vũ giả đã đi tìm hiểu về pháp tắc và có khả năng xé
mở không gian để di chuyển một khoảng cách khá xa.
Vũ Thánh: Lúc này vũ giả đã lãnh ngộ được pháp tắc hình thành một thứ gọi là
Vực, ở cảnh giới này thì máu của Vũ Thánh được gọi là Thánh huyết và trong máu
có tồn tại thứ pháp tắt mà vị thánh đó dùng để thành thánh và hình thành vực.
Những con cháu đời sau của vũ thánh thường dễ lãnh ngộ được pháp tăc hơn người
khác do trong máu đã tồn tại pháp tắc và tư chất của những người này rất tốt.
Vũ Đế: Vũ giả muốn chứng đế cần phải độ cửu kiếp, nhất kiếp nhất trọng nhất
thiên địa là câu nói dùng để diễn tả thực lực của vũ đế ở các trọng khác nhau.
Tùy theo từng người mà sẽ có cửu kiếp khác nhau, có người là thất tình lục
dục, sinh tử, ngũ hành vân vân...
Cuối cùng là cảnh giới trong truyền thuyết chỉ có ở trăm vạn năm trước có được
12 người đạt tới. 12 người này được xưng là Thần Vũ Chi Tổ hoặc Thần Vũ Chí
Tôn. Muốn thành vũ thần phải tìm ra còn đường thành thần phù hợp với chính bản
thân mình hay còn gọi là thần vị. Ngưng tụ thần vị chính là khâu quan trọng
nhất để thành thần nhưng trăm vạn năm không ai có thể thực hiện được đó là vì
sao? Để tìm được câu trả lời hãy đến với " Con Đường Chí Tôn".
Thứ hai là về công pháp và các loại nghề nghiệp:
Ở Thần Vũ thế giới công pháp chia làm 9 bậc từ thấp tới cao là: Phàm cấp, nhân
cấp, linh cấp, hoàng cấp, huyền cấp, địa cấp, thiên cấp, thánh cấp, thần cấp.
Tất cả các cấp bậc trên được chia ra làm hạ- trung- thượng- cực phẩm.
Thần Vũ thế giới có 3 loại người không ai muốn đắt tội đó là: Luyện dược sư,
luyện khí sư, linh trận sư cấp bậc được chia làm 12 cấp trong mỗi cấp cũng
chia là hạ- trung- thượng- cực phẩm.
Đan dược, binh khí, linh trận chia làm 12 cấp trong mỗi cấp cũng chia là hạ
trung thượng và cực phẩm. Riêng đan dược và binh khí khi luyện ra từ cấp 10 sẽ
bị lôi kiếp.
Thần Vũ đạo lục được chia làm ba tầng từ thấp lên cao là cấp thấp đại lục,
trung cấp đại lục và cuối cùng và cao cấp đại lục. Mỗi cấp đại lục được chia
làm cửu châu. Muốn từ cấp thấp đại lục lên đại lục cấp cao hơn có thể phải
thông qua nhiều điều kiện ở trong chuyện mình sẽ đề cập đến.
Trên thần vũ thế giới có vô số chủng tộc như tinh linh tộc, thú nhân tộc,
v...v...
Tông môn trên Thần Vũ thế giới được chia làm cửu phẩm trên cửu phẩm là thánh
tông. Củ thể sẽ được làm rõ thêm trong chuyện.
Yêu thú ở Thần Vũ thế giới được cụ thể phân chia như sau:
- Từ 1 đến 3 cấp thì gọi là mãnh thú đối ứng với luyện thể, khí vũ và vũ sư
cảnh ba cái cấp độ.
- Từ cấp bốn đến cấp sáu thì được gọi là ma thú đối ứng đại vũ sư, vũ linh,
vũ vương, vũ vương cấp gêu thú cũng có thể yêu khí hóa cánh để bay cho dù
không phải là phi hành hệ yêu thú.
- Từ cấp bảy đến cấp chín được gọi là yêu thú. Từ cấp bảy loại trừ những yêu
thú có thần thú huyết thống ở ngoài thì đều có thể hóa thành nhân loại hình
thái.
- cấp mười được gọi là đế cấp yêu thú, cấp mười một thì gọi là thánh thú, cấp
mười hai thì được gọi là thần thú.
Yêu thú từ cấp sáu trở lên mỗi lần đột phá đều phải chịu thiên kiếp.
Trên Thần vũ thế giới không chỉ có vũ tu mà còn có yêu tu, quỷ tu, ma tu vân
vân...
Về phần mình thảo, thiên tài địa bảo thì đựơc chia làm 12 cấp.
Huyết thống thì được chia làm: Cấp thấp, trung cấp, cao cấp, đỉnh cấp, vương
cấp, hoàng cấp, thánh cấp, đế cấp và trong truyền thuyết thần cấp.
Trình độ tu luyện vũ kỹ được chia thành: Nhập môn, tiểu thành, đại thành, viên
mãn, xuất thần nhập hóa. Riêng từ huyền cấp trở lên thì có thêm ý, ý cảnh,
pháp tắc, vực.
Căn cốt chia làm: Hạ phẩm, trung phẩm, thượng phẩm, cực phẩm, vương phẩm,
hoàng phẩm, thánh phẩm, đế phẩm, thần phẩm.
Ngoài ra, trên Thần Vũ thế giới còn có một số tổ chức nối tiếp nhau từ cấp
thấp đến cấp cao như luyện dược, khí, linh trận sư công hội. Những tổ chức này
có mặt trên khắp thế giới này.