4:


Người đăng: luce

Dưới thác nước tại núi Hoa Lư.

Luyện tập đã được mười hai năm, mỗi ngày luyện tập tới cực hạn, sau đó hấp thu
thiên địa linh khí hồi phục rồi lại tiếp tục tu luyện đã giúp cho cơ thể Trần
Vũ cường tráng cực kỳ, tuy mới chỉ mười bảy mà nhìn cứ như đã vượt mốc hai
mươi tuổi.

Huấn luyện chạy và xuống tấn mang theo vật nặng, khả năng chống chịu liên tục
được rèn luyện tới cực điểm, luyện quyền dưới trở lực của thác nước, hoạt động
mọi ngày đều đeo thêm vật nặng, huấn luyện sự linh hoạt, phản ứng linh mẫn,
tốc độ…

Sau khi kết thúc luyện tập, Trần Vũ ngồi bệt xuống phiến đá gần thác nước, tay
phải mân mê cầu vai trái, nơi đó có một vết bớt màu xanh lá cây lúc này đang
lấp lóe ánh sáng thần bí. (Thường thì người xuyên việt sang thế giới khác sẽ
ngẫu nhiên có được một cái tool hack, vô luận là pháp bảo, công pháp, thần khí
hay là con ông cháu cha, nói chung, khẳng định là ít nhiều sẽ có tool hack,
mục đích là giúp người xuyên việt phát triển vượt bậc hay là lúc ban đầu phát
triển nhanh chóng. Thậm chí các tác giả truyện còn có một loại thuyết pháp,
người xuyên việt mà không có tool hack thì làm gì cũng khó.)

-“Hệ thống, mở bảng giao diện cá nhân cho ta.” Trần Vũ lạnh nhạt dùng ý niệm.
Theo mệnh lệnh của Trần Vũ, một màn hình giống như giao diện của hệ thống máy
tính trong các bộ phim Hollywood ngay lập tức hiện ra.

-“Túc chủ: Trần Vũ (17 tuổi), chỉ số năng lực 5 hạng: Vũ lực: 104+, thống soái: 96+, trí lực: 97+, chính trị: 93+, mị lực: 100. Người trưởng thành (18 tuổi) lấy chỉ số năng lực tiêu chuẩn là 10. Thuộc tính: Thiên mệnh sở quy (bị động), Thánh chiến (bị động)….

-“Hmm, vũ lực tăng trưởng nhanh thật, cũng may kiếp này ngoài có được trời sinh thần lực, bách mạch câu thông, mình đồng da sắt, còn có thêm hai vị kỳ nhân sư phụ Quỷ Cốc Tử và Nguyễn Bỉnh Khiêm giúp đỡ trong tu luyện mới khiến cho mọi thứ trở nên dễ dàng, trí lực 97 thì hiện tại miễn cưỡng chắc cũng có thể chơi một trận với mưu sĩ của thế giới này, chính trị thì phải từ từ cải thiện thêm, không thì tương lai cỡ nào cũng sẽ bị tính kế hoặc bị lợi dụng. Muốn tranh bá thiên hạ đúng là còn cả một chặng đường dài phải đi. Chỉ tiếc là hai lão sư sau khi điều giáo xong liền đá mình đi rồi trở về thâm sơn tiếp tục ẩn cư, giờ lại phải tìm tòi mưu sĩ để hỗ trợ rồi.” Trần Vũ nhìn bảng giao diện suy tư, thầm trách bản thân mình quên mất chuyện hai người này đều không tham gia vào nhân gian thế sự.

Tùy tùng (người trung thành – nhân vật đã triệu hoán):

-Dã Tượng (24 tuổi), thân phận: gia nô, chỉ số năng lực 4 hạng: Vũ lực: 103, thống soái: 87, trí lực: 81, chính trị: 80, mị lực: 90. Trung thành: Tử trung. Thuộc tính: Dũng mãnh, đột tập, hộ chủ…

Dã Tượng (? - ?), là gia nô thân tín, trung thành của Hưng Đạo Vương Trần Quốc
Tuấn, tương truyền ông là người có tài thuần phục và huấn luyện voi chiến. Ông
là người đã chỉ huy lực lượng tượng binh Nhà Trần giao chiến với kỵ binh quân
Nguyên ở trận Vạn Kiếp, đã lập nhiều chiến công trong Kháng chiến chống Nguyên
– Mông thời Trần. Ông cùng với Yết Kiêu, Cao Mang, Đại Hành và Nguyễn Địa Lô
là 5 thuộc hạ tài giỏi và trung thành của Hưng Đạo Vương. Trong cuộc kháng
chiến chống Mông - Nguyên, ông đóng góp đắc lực, tận tình bảo vệ chủ tướng.
Chính ông và Yết Kiêu có công lớn lúc bắt Toa Đô.

-Yết Kiêu (25 tuổi) thân phận: gia nô, chỉ số năng lực 4 hạng: Vũ lực: 95, thống soái: 93, trí lực 86, chính trị: 84, mị lực: 90. Trung thành: Tử trung. Thuộc tính: Hải kình, hộ chủ….

Yết Kiêu (1242-1301) là anh hùng chống giặc ngoại xâm vào đời nhà Trần,ông là
gia tướng và một trong 5 mãnh tướng dưới trướng Quốc công Tiết Chế Trần Quốc
Tuấn, ông là người có công giúp Nhà Trần chống giặc Nguyên Mông vào thế kỷ
XIII với biệt tài thủy chiến. Ông là người bơi lặn giỏi, đã sử dụng tài của
mình để đục thuyền của quân xâm lược Nguyên Mông.

Yết Kiêu tên thật là Phạm Hữu Thế, quê tại làng Hạ Bì, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải
Dương (nay thuộc xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương). Quê mẹ của ông ở
làng Đồng Nổi. Có nhiều truyền thuyết trong dân gian về cuộc đời và những
chiến tích của ông. Theo đó, Yết Kiêu sinh ra trong một gia đình nghèo, mẹ mất
sớm. Từ nhỏ, ông đã phải lăn lộn trên sông nước để kiếm sống và nuôi cha bệnh
tật. Ông là gia nô trung thành và cận vệ đắc lực cho Trần Hưng Đạo.

Tương truyền, ông nhà nghèo, hằng ngày ông phải đi mò cua bắt ốc, bắt cá đem
bán lấy tiền đong gạo nuôi thân. Ông có sức khỏe và dũng cảm lạ thường. Một
hôm thấy hai con trâu trắng đang húc nhau trên bãi cát, ông dùng đòn gánh
phang, cả hai con trâu chạy biến xuống nước. Ông mới biết hai con trâu mình
vừa đánh là trâu thần, sờ lại đầu đòn gánh thì thấy còn dính vài cọng lông,
ông liền nuốt lấy, từ đó mà ông bơi lặn giỏi. Ông lội nước hàng mấy dặm như đi
trên đất và thường lặn lội bắt cá, mò trai cả ngày dưới nước. Sau đó ông được
Trần Hưng Đạo mời làm gia nô và trở thành danh tướng thủy quân. Tên Yết Kiêu
do Trần Hưng Đạo đặt theo tên loài cá kình ngư ở biển thời xưa.

-Nguyễn Bỉnh Khiêm (68 tuổi): Thân phận: Sư phụ, mưu sĩ. Chỉ số năng lực: Vũ lực: 90, thống soái: 98, trí lực: 108, chính trị: 105, mị lực: 105. Thuộc tính: dạy học, tiên đoán, ẩn sĩ. Trạng thái: Đã ẩn cư.

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585), tên huý là Văn Đạt, tự là Hanh Phủ, hiệu là
Bạch Vân am cư sĩ, được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử, là một trong
những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong
thế kỷ 16. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà
giáo có tiếng thời kỳ Nam-Bắc triều (Lê-Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri
các tiến triển của lịch sử Việt Nam. Sau khi đậu Trạng nguyên khoa thi Ất Mùi
(1535) và làm quan dưới triều Mạc, ông được phong tước “Trình Tuyền hầu” rồi
thăng tới “Trình Quốc công” mà dân gian quen gọi ông là Trạng Trình. Ông cũng
được sử sách và người đời thừa nhận rộng rãi với tư cách là một nhà dự báo,
hoạch định chiến lược kỳ tài, với tầm nhìn địa chính trị đi trước thời đại
nhiều thế kỷ.

Những lời cố vấn nổi tiếng của ông dành cho các tập đoàn quyền lực phong kiến
Mạc, Lê-Trịnh, Nguyễn (nói theo lời của danh sĩ Nguyễn Thiếp là phiến ngữ toàn
tam tính) đã có ảnh hưởng to lớn, mang tính bước ngoặt đối với tiến trình của
lịch sử dân tộc và từ đó tác động lớn tới quan hệ địa chính trị của cả khu vực
Đông Nam Á trở về sau. Theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu, Nguyễn Bỉnh
Khiêm có khả năng là người đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có một tầm nhìn
chiến lược thấu suốt về chủ quyền của đất nước trên biển Đông ngay từ thế kỷ
16. Ông cũng có thể là người đầu tiên trong lịch sử nhắc đến hai chữ Việt Nam
– với tư cách là quốc hiệu của dân tộc – một cách có ý thức nhất thông qua di
sản thơ văn của ông còn lưu lại đến ngày nay.

-Quỷ Cốc Tử (?): Thân phận: Sư phụ, ẩn sĩ. Chỉ số năng lực: Vũ lực: 97, thống soái: 102, trí lực: 108, chính trị: 105, mị lực: 105. Mang theo nhân vật xuất thế: Địch Thanh (không rõ). Thuộc tính: Dạy học, tung hoành… Trạng thái: Đã ẩn cư.

Quỷ Cốc Tử, phong hào Huyền Vi Tử, Tung Hoành gia thuỷ tổ, bởi vì ẩn cư Quỷ
Cốc, cho nên tự xưng Quỷ Cốc Tử (theo sách Đông Chu liệt quốc tên ông là Vương
Hủ, người đời Tấn Bình công, là bạn thân của Tôn Tử và Mặc Tử. Quỷ Cốc Tử còn
có một tên khác nữa là Vương Thiền. Ông là một nhà tư tưởng, nhà truyền giáo,
có rất nhiều học trò theo học, trong số đó có nhiều người trở nên nổi tiếng
thời Xuân Thu Chiến Quốc. Bốn học trò được nổi tiếng hay được nhắc đến là Tôn
Tẫn người nước Tề, Bàng Quyên và Trương Nghi người nước Ngụy, Tô Tần người Lạc
Dương (kinh đô nhà Chu). Ngoài ra ông còn có hai học trò nổi tiếng khác là Lã
Bất Vi (theo Tây Hán diễn nghĩa) và Địch Thanh (theo Vạn Hoa lầu diễn nghĩa).

Theo các sách sử và truyền thuyết, ông là người thông thạo pháp thuật, kiến
thức sâu rộng, sau khi về ở ẩn, ông sống trong một hang núi gọi là Quỷ Cốc
(hang quỷ), bởi chỗ đó núi cao, rừng rậm, âm khí nặng nề, không phải chỗ cho
người ở. Tên Quỷ Cốc Tử do ông tự đặt ra cho mình. Người đời thường gọi ông là
Quỷ Cốc tiên sinh. Ông đã đắc đạo thành tiên do biết thuật tu tiên và được coi
là ông tổ của các thuật tướng số, bói toán, phong thuỷ...)


Chiến Thiên Hạ Tại Dị Thế - Chương #4