Trấn Biên Quan.


Người đăng: luce

-“Thẩm Vạn Tam, ngươi hãy triệu tập đám tử sĩ mà ta bảo ngươi chiêu mộ ra đằng sau hậu viện gặp ta.” Trần Vũ thong thả vỗ vai Thẩm Vạn Tam.

-“Thuộc hạ tuân mệnh.” Thẩm Vạn Tam cung kính lui ra.

-“Dương Kế Nghiệp, ngươi cũng mang theo mấy đứa con nhà ngươi tới đây.” Trần Vũ quay sang nhìn Dương Kế Nghiệp.

-“Dã Tượng, Yết Kiêu, các ngươi cũng đi theo ta.” Trần Vũ đủng đỉnh đi ra phía sau hậu viện.

-"Tới lúc tạo ra những cỗ máy giết người rồi. Ha ha ha..." Trần Vũ nở nụ cười xảo quyệt.

…………………….....
Sau khi chia tay gia đình, Trần Vũ đã đi thẳng đến Trấn Biên quan, đi cùng hắn
đương nhiên vẫn là Nguyễn Chế Nghĩa, Vũ Văn Dũng và Trần Bình Trọng, bỏ qua
hướng đi về phía đất phong của gia đình hắn Trấn Biên quan, phụ thân và mẫu
thân của hắn sẽ về đất phong.

Trấn Biên quan được xây dựng trên một thung lũng hẹp ép giữa hai dãy núi Chi
Lăng và núi đá Cai Kinh dựng đứng. Con sông Thương ngoằn ngoèo chảy dọc theo
thung lũng, bên con đường cái quan lên biên giới, xuôi về kinh đô, cho nên chỉ
cần Trấn Biên quan mà thất thủ là đường đến kinh đô Nam Việt sẽ mở rộng chào
đón quân xâm lược. Những ngọn núi thấp rải rác dọc thung lũng và trấn ven
đường cái quan như núi Hàm Quỷ, núi Phượng Hoàng, núi Kỳ Lân, núi Mã Yên. Đóng
khóa hai đầu của thung lũng, nơi hai vòng cung núi đất phía Đông và núi đá
phía Tây khép lại, là lũy Ải Quỷ phía Bắc và núi Hung Quỷ phía Nam, khoanh kín
trong lòng một ải quan dài 10 km, rộng khoảng 5 km.

Trong suốt lịch sử xâm lăng của kẻ thù Hạ Quốc, từ các thời vua khai quốc thì
Trấn Biên quan luôn được coi là vị trí chiến lược chủ yếu và là hướng tấn công
chính, lý do là vì ở đó là đồng bằng và chiếm được Trấn Biên quan là chiếm
được cửa ngõ và chỉ còn 1000 km dọc đường cái quan cùng với 8 thành trì của
Trấn Biên châu là có thể tiến chiếm kinh đô Nam Việt. Tuy nhiên, với giặc
ngoại xâm, Trấn Biên quan trên con đường thiên lý xuôi từ biên giới với Ải Quỷ
Môn, qua Trấn Biên quan về Tụ Long (kinh đô Nam Việt), lại là một tử địa vì
quy mô hoành tráng, đồ sộ, địa thế hiểm yếu thập nhân khứ, nhất nhân hoàn (10
kẻ đi chỉ 1 kẻ quay về được) của nó. Suốt quá trình dựng nước và giữ nước của
nhân dân Nam Việt, với chiến lũy hình thang tại Trấn Biên quan cùng hệ thống
đầm lầy, sông suối, núi non hiểm trở của nó, luôn là bức tường thành từ xa của
kinh đô Tụ Long ngăn bước viễn chinh quân xâm lược phương Tây.

Phụ thân của Trần Vũ từ khi được bổ nhiệm trấn thủ Trấn Biên Quan 14 năm trước
liền bắt đầu sử dụng chính sách ôn hòa, nhân từ, áp dụng luật pháp nghiêm
ngặt. Tu sửa đường xá, mở rộng kinh thương, khuyến khích nông dân khai hoang
ruộng đất, thu nhận nạn dân, lưu dân, mặt khác lại liên tục mộ quân, thao
luyện binh sĩ, đối kháng quân đội Hạ quốc.

Trải qua 14 năm phát triển mạnh, Trấn Biên quan trở nên phồn vinh vượt bậc,
nhiều thương hội, thương nhân đã đặt trụ sở làm ăn tại đây, người dân sống
cuộc sống no đủ, không nhặt của rơi trên đường, đêm ngủ không cần cài then.
Nhân khẩu ngày trước chỉ có mười vạn nay đã vượt qua con số 40 vạn. Có người
thì thì sẽ có nguồn lính để tiến hành mộ quân, việc mộ quân chỉ chọn dân binh
khỏe mạnh thì lấy, còn lại thì cho họ ở nhà làm ruộng, quân dự bị từ 7 vạn
tăng lên 15 vạn, quân đội chính quy 50 vạn. Tuy nhiên sự phát triển cũng khá
nhấp nhô, từ khi Trần Long nhậm chức trong vòng 14 năm qua thì 11 năm là đánh
trận, chiến hỏa không ngừng. Lý do là vì Trần Long đã ra lệnh trùng tu và nâng
cấp Trấn Biên quan, đương nhiên Hạ Đế Quốc sẽ không để cho việc này diễn ra
nên luôn cử binh quấy phá.

Trấn Biên quan là phòng tuyến quan trọng nhất của Nam Việt đế quốc, nhưng ở
các thời vua trước thì bởi trọng dụng nhầm người khiến cho Hạ quốc có cơ hội
lĩnh quân công phá, sau đó thiêu hủy toàn bộ kiến trúc thành trì và khu dân
cư, tuy nhiên Hạ quốc cũng phải hi sinh hơn 40 vạn quân để làm được điều này.
Sau đó hoàng thất Nam Việt mới bắt đầu đưa quân và công tượng ra tu sửa lại.
Cứ mỗi lần hoàng thất Lý gia cho tướng ra trấn giữ rồi bắt đầu tu sửa thì Hạ
Đế Quốc lại cho quân tiến công dồn dập, với căn bản triều chính Lê gia nắm giữ
quân phí luôn cắt xén ít nhiều khiến cho việc tu sửa càng thêm khó khăn.

Cho nên khi Trần Long lãnh trách nhiệm này thì chỉ có 2 con đường cho ông, một
là thành công và lưu danh thiên cổ, hai là thất bại và để tiếng xấu muôn đời.
May mắn là ông đã thành công.

Năm đầu tiên khi Trần Long trấn thủ biên quan, ông liền đem các bộ phận thành
trì hiểm yếu nhất sửa chữa, sau khi biết tin Hạ quốc liền đưa quân tiến đánh,
ông chỉ huy quân lính toàn lực tử thủ, nhờ quân dân 1 lòng, hơn nữa do Hạ quốc
hành động vội vàng nên hậu phương cung ứng lương thảo không đủ, thủ vững nửa
tháng hơn thì Hạ quốc liền cùng hết lương thực, thêm mùa đông cũng vừa kịp tới
nên đành rút quân trong bực tức.

Quân đội Hạ quốc rút lui cũng không khiến cho Trần Long nghỉ ngơi được chút
nào, ông tiếp tục xắn tay áo, vùi đầu cùng dân chúng và binh lính tu sửa Trấn
Biên quan, tranh thủ mọi thời cơ có thể. Để lần sau Hạ quốc có tấn công thì
đón chờ bọn chúng sẽ là thành trì vững chãi, dễ thủ khó công.

Suốt 4 tháng mùa đông, dù có tuyết rơi hay gió lớn, quân dân vẫn tiếp tục cần
cù tu bổ thành trì, thậm chí còn nâng cấp thêm khiến độ dày và chiều cao của
tường thành tăng thêm, kiên cố hơn. Triều đình thấy được hy vọng thành công
liền liên tục cử thêm công tượng và nhân lực, lương thực, tài lực đến hỗ trợ.
Sau khi mùa xuân vừa đến thì thành trì cũng đã tu bổ gần xong, nên lần thứ hai
Hạ quốc cử quân sang đánh đã gặp phải sự chống trả quyết liệt của quân đội Nam
Việt. Và gần 18 vạn quân trong tổng số 40 vạn quân của Hạ quốc đã bỏ mình sau
16 lần tấn công, còn Trấn Biên quan không bị hư tổn gì thêm, lần thứ hai tiến
công thất bại khiến cho hoàng đế Hạ quốc là Lưu Manh tức tới mức đày Đại tướng
dẫn binh là Vương Liêm vào đại lao. Quân lính Trấn Biên thông qua thủ thành
không ngừng mài giũa kĩ năng, kinh nghiệm chiến trận, nghiễm nhiên trở thành
quân đội tinh nhuệ nhất nhì Nam Việt Đế Quốc. Trấn Biên Đại Tướng Quân kiêm
Trấn Biên Châu Mục Trần Long cũng nhờ tu sửa Trấn Biên quan và chiến thắng hai
lần tấn công của Hạ Quốc mà lưu danh sử sách.

Sau khi Trấn Biên quan được tu sửa hoàn thành, người dân không còn phải lo
việc Hạ quốc sẽ đem quân sang tàn sát, cướp bóc, liền từ từ trở lại khôi phục
cuộc sống, xây dựng nhà cửa, khai khẩn đất hoang. Nhưng do lo ngại các đợt tấn
công sau sẽ ảnh hưởng tới bách tính thì Trần Long đã có một quyết định đó là
thu xếp nạn dân, lưu dân, đem họ di dời cùng người dân đến huyện Thất Nguyên
cách Trấn Biên quan 40 dặm. Cũng dễ hiểu vì tuy có hùng quan bảo vệ nhưng Trấn
Biên quan cũng không phải là tuyệt đối an toàn, nguy cơ công phá vẫn có thể
xảy ra.

Khi Trấn Biên quan dần dần ổn định lại thì bách tính cũng dồn dập trở về nhiều
hơn, hơn nữa chính sách ưu đãi, hỗ trợ người dân, giảm sưu thuế. Những điều
này đã khiến cho lưu dân từ các huyện, các châu khác bắt đầu đổ dồn về đây.
Nguyên bản dân cư thưa thớt dần trở nên đông đúc và phồn hoa hơn.

Khi mọi chuyện yên ổn thì thương nghiệp, nông nghiệp, các ngành nghề thủ công
dần dần phát triển mạnh mẽ, thương lộ được khai thông, đất hoang được nông dân
khai khẩn, đường xá tu sửa đàng hoàng đã khiến thương nhân tới một lúc một
nhiều, lấy thương hội của Trần gia làm tiêu biểu, chỉ trong 5 năm Thất Nguyên
quận từ một nơi hoang sơ hẻo lánh đã trở thành tòa thành có nhân khẩu đạt con
số 10 vạn, trở thành một trong số những thành trì phát triển nhất Nam Việt đế
quốc.


Chiến Thiên Hạ Tại Dị Thế - Chương #13