Người đăng: tuanh.kst@
Vòi và tai của cái bình sừng tê giác do hai con rồng cấu tạo thành, chạm trổ
khá tinh tế, ngũ trảo kim long trông sống động như thật vậy.
Vương Đạt Đào say sưa nói: - Đây là bảo bối tôi lùng nhặt được ở Brazil, chỉ
có hai trăm ngàn là về tay, chủ bán là một người gốc Hoa. Gã nói đây là một
trong những bảo vật mà tổ tiên gã hơn hai trăm năm trước vượt biển đưa sang
Brazil, khi ấy Thái Bình Thiên Quốc bại trận, một chi đội đem theo vật báu
trằn trọc chạy tới châu Nam Mỹ tiếp tục mở mang bờ cõi, sau đó liền lưu lại
nơi đó.
Thái Bình Thiên Quốc? Suy nghĩ của Đỗ Long liền chuyến sang một hướng khác,
vật báu của Thiên Vương liệu có bị đưa tới châu Nam Mỹ không?
Viện bảo tàng Cố Cung cũng có một cái bình tương tự như cái bình này, gọi
là tê giác song ly vân chấp bình, dù là chất liệu hay là chạm trổ đều không
thua kém gì cái ấm này của tôi, nhưng so về chân long thì lại kém hơn một bậc.
Cái kia là quyền thần hoặc là vương gia dùng còn cái này của tôi là Chân Long
Thiên Tử dùng. Lại nhìn chữ khắc này xem, đây chính là tác phẩm của danh thợ
chạm khắc Bảo Thiên thời cuối đời Minh. Vương Đạt Đào lại bắt đầu dương dương
tự đắc bốc phét.
Trong lúc Vương Đạt Đào đang ba hoa khoác lác thì Đỗ Long bỗng cười khẽ một
tiếng, thoắt cái mọi người đều đổ dồn con mắt về phía hắn. Vương Đạt Đào cũng
liếc qua Đỗ Long một cái. Hắn là người lão Từ dẫn tới, tuy Vương Đạt Đào là
bậc tỷ phú nhưng cũng không dám khinh thường, gã ngừng khoe khoang, hỏi: - Cậu
Đỗ, lẽ nào tôi nói sai rồi sao?
Đỗ Long cười nói:
Nghe Đỗ Long nói xong, mọi người đều chăm chú nhìn vào cằm hai con rồng, lão
Từ biết Đỗ Long sẽ không dễ dàng nói ra những lời thiếu hiểu biết như vậy,
trong đầu chợt nhớ lại một chuyện, lão Từ lập tức nói: - Vương Đại Bác, rồng
có râu dưới cằm là đời Thanh mới có chứ nhỉ? Thứ này của anh cùng lắm là của
triều Thanh, sao lại dính líu tới triều Minh được?
Văn hóa Rồng của Trung Quốc cũng không ngừng được kế thừa và diễn biến phát
triển đến ngày nay, hoàng đế của mỗi một triều đại đều cực kỳ tôn sùng rồng.
Vì diễn biến và sự khác biệt văn hóa của các thời đại, hình dáng của rồng ở
mỗi một thời đại, thậm chí là mỗi một triều đại đều không giống nhau. Từ đặc
trưng về hình dáng của rồng, thông thường có thể đoán ra được niên đại của đồ
vật. Hình dáng rồng đời Minh tương đối đầy đặn, thần thái khá uy mãnh, còn hoa
văn rồng đời Thanh thì có vẻ có chút già nua, mặc dù chạm trổ tỉ mỉ hơn, nhưng
lại thiếu đi một chút khí thế và thần vận của bậc vương giả. Một trong những
dấu hiệu rõ ràng là dưới trán mọc đầy râu, tóc nhiều mà rối tung.
Sau khi được Đỗ Long nhắc nhở, mọi người đều ồ ra vỡ lẽ, sau đó còn nhận ra
được rất nhiều sự khác biệt từ sừng rồng, mắt rồng, mày rồng, râu rồng, vuốt
rồng, đuôi rồng, v.vđây rõ ràng là hai con Thương Long có đặc điểm thời cuối
triều Thanh, chứ không phải là Du Long sống động của triều Minh
Trước những nghi vấn của lão Từ, Vương Đạt Đào ấp a ấp úng không phản bác
được. Gã không hề chú ý tới những chi tiết này, chỉ nghĩ là đã kiếm được món
hời, chỉ chăm chăm vào lớp sơn cổ, chăm chăm vào chất liệu sừng tê giác và
chạm trổ, nhưng chẳng ngờ đây là món đồ cổ mà người cổ phỏng lại của người cổ.
Tuy không phải là đồ của thời Minh, nhưng thứ này cũng đáng giá mấy trăm
ngàn, Vương Đại Bác ông cũng coi như nhặt được món hời rồi đấy. Lão Từ vui
tươi hớn hở nói, có thể tự giày xéo Vương Đại Bác một lần mới thấy hả hê.
Sao? Đây không phải là vật thời Minh? Tại sao? Đỗ Long giả bộ không hiểu ra
sao dò hỏi, lão Từ cũng làm bộ làm tịch giải thích cho hắn một hồi. Vương Đại
Bác rất nhanh liền lấy lại vẻ tươi cười, gã dương dương đắc ý nói: - Bất kể
thế nào đi nữa đây cũng là đồ cổ, hai trăm ngàn đáng giá ! Cậu Đỗ quả có con
mắt tinh đời, có chút râu ria này cũng bị cậu phát hiện ra.
Nói xong gã lại di chuyển đến trước một vật sưu tầm khác, lại dương dương đắc
ý giới thiệu cho mọi người món đồ cất giữ này của gã.
Vật này trong con mắt người bình thường chỉ là một cái đĩa sứ xanh, không to
hơn bàn tay là bao, nhưng trong con mắt của những người sưu tầm, thì vật này
không hề tầm thường.
Vương Đạt Đào ra vẻ thần bí nói: - Đây là bảo bối tôi khó khăn lắm mới đào
được từ tay một ông chủ ở Đài Loan. Bỏ ra bao nhiêu tiền thì tôi không nói tới
nữa, mọi người giúp tôi giám định xem đây có phải là vật cổ hay không.
Đỗ Long nhìn chăm chú, chỉ thấy đường viền chiếc đĩa ấy có bọc một vòng kim
đai, chỉnh thể cái đĩa hiện lên màu thanh thiên, một số chỗ lộ ra chút xanh
nước biển, sắc men thuần khiết, sáng sủa, trên mặt đĩa có những đường vân nhỏ
li ti, tựa như trời tạnh sau cơn mưa, trên mặt bãi cát có vết giun bò qua.
Năm loại gốm sứ nổi tiếng đời Tống thông thường được sắp xếp là Nhữ, Quan, Ca,
Quân, Định, gốm Quân Diêu xếp thứ 4, tuy nhiên cũng không thể vì vậy mà coi
thường giá trị của nó. Tại thời kỳ đời Minh đã có ca dao dân gian nói: gia có
bạc triệu, không bằng Quân sứ một mảnh!, có thể thấy được gốm Quân Diêu rất
giá trị.
Trên thực tế ngũ đại danh diêu của đời Tống còn sót lại không nhiều, đồ thật
rất hiếm thấy, bình thường nhà sưu tầm thu thập được một hai mảnh gốm vỡ đã là
việc rất khó. Cho nên đã từng có người lấy mảnh gốm Quân Diêu sót lại làm
thành mặt dây chuyền, nó còn có thân phận, có địa vị hơn so với đeo kim cương.
Nếu đây quả thật là gốm Quân Diêu, giá tiền của nó không phải mấy triệu là có
thể có được, cho nên Vương Đạt Đào ra vẻ thần bí không nói ra giá mua, chính
là để mọi người có không gian tưởng tượng, vô hình trung đã đẩy giá trị của
cái đĩa này lên.
Nhiều người có mặt tại đây chỉ từng thấy gốm Quân Diêu trong viện bảo tàng,
đều được trùm bên trong cái chụp bảo hộ, được quan sát gốm Quân Diêu ở khoảng
cách gần như này mà không bị ngăn cách thì đây là lần đầu tiên. Mọi người đều
nhao nhao lôi kính lúp ra, đeo kính lão vào để quán sát kỹ càng.
Chỉ có Đỗ Long và Bạch Nhạc Tiên là không có động tĩnh gì. Đỗ Long dùng con
mắt cửu đồng nhất nhãn của hắn liếc thấy thứ này không phải là đồ cổ, mà Bạch
Nhạc Tiên thì không hiểu giá trị của gốm Quân Diêu, nên mới ơ hờ làm thinh.
Bạch Nhạc Tiên tò mò nhỏ giọng hỏi: - Anh Long, cái đĩa ghẻ này có gì kỳ lạ
đâu? Tại sao mọi người lại căng thẳng như vậy?
Đỗ Long cũng thấp giọng cười nói: - Em không hiểu thì đừng nói lung tung, thứ
này nếu là thật, giá trị ít nhất chục triệu trở lên. Hoa văn trên bề mặt nó
không phải là vết rạn, mà là vân bùn giun bò, đây là một trong những những đặc
trưng rõ rệt nhất của gốm Quân Diêu đời Tống. Đương nhiên, hiện nay đặc trưng
này cũng đã bị người ta nhái theo được. Muốn phán đoán một cái đĩa có vân bùn
giun bò có phải là món đồ cổ hay không, còn phải phân tích từ những phương
diện khác.
Lão Từ nhìn kỹ một lúc sau ngoảnh đầu về phía Đỗ Long thoáng nhìn. Đỗ Long lắc
lắc đầu, lão Từ nhướn đôi mày hoa râm rồi lại quay đầu nghiên cứu tiếp.
Bất cứ ai thu thập được gốm Quân Diêu đều có thể đem ra khoe khoang với người
khác, Vương Đạt Đào liền dương dương tự đắc mà khinh mạn tất thảy. Thấy Đỗ
Long và Bạch Lạc Tiên dường như không có động tĩnh gì, gã không nhịn được
cười: - Cậu Đỗ, các cậu không lại xem xem? Cái đĩa này là vật quý của gốm Quân
Diêu, một trong ngũ đại danh sứ đời Tống cơ đấy. Trong nhà có bạc triệu cũng
không sánh bằng một mảnh gốm Quân Diêu. Đồ sưu tầm của tôi tuy không ít, nhưng
cái đĩa này vẫn có thể được xếp vào top 5.
Đỗ Long giả bộ ngạc nhiên nói: - Đây chính là gốm Quân Diêu à? Nghe nói đời
Tống có năm loại gốm sứ nổi tiếng là Quân Diêu, Quan Diêu, Ca Diêu, Nhữ Diêu
và Định Diêu, gốm Quân Diêu đứng thứ nhất, chắc hẳn là đắt lắm đây?
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức
năng tương tự như các phím mũi tên.