Người đăng: tieulongkute
Sáng ngày hôm sau nữa, tức mùng mười tháng sáu, một cỗ xe song mã sang trọng
ung dung rời cửa Nam thành Nhữ Châu. Rèm che cửa sổ hai bên không buông xuống
nên thiên hạ có thể thấy trong thùng xe là một đôi uyên ương già, nam tuổi xấp
xỉ bốn mươi, còn nữ độ tam tuần.
Độ lệch chín mười năm của niên kỷ chẳng quan trọng trong hôn nhân nhưng hơn
kém về dung mạo mới là việc đáng bàn. Người chồng vừa già vừa xấu, tuy vóc
dáng hiên ngang nhưng da đen như trôn chảo, trán và má phải có bướu thịt lớn
cỡ quả nhãn. Ngược lại, người vợ trẻ kia khá xinh đẹp, phong vận có vẻ lẳng
lơ, phấn son đậm nét, nên đôi môi dày mọng và cặp mắt phượng long lanh rất chi
là gợi cảm. Thân hình nàng thon thả nhưng nở nang, so với Đông Nhạc Tiên Hồ có
lẽ hấp dẫn hơn một bậc.
Đôi phu thê đũa lệch ấy nổi danh trong giới võ lâm Tứ Xuyên với mỹ hiệu Tử
Bạch song kiếm, do nam chuộng màu tía, còn nữ thích màu nguyệt bạch.
Nam tên Liễu Từ Sơn, người phủ Nam Sang, vùng đất trù phú ở giữa tỉnh Tứ
Xuyên. Gã rất giàu nên dù xấu trai vẫn lấy được vợ trẻ đẹp tên là Đảo Tích
Xuân, tiểu sư muội của mình. Hai vợ chồng đều giỏi kiếm pháp bèn tự xưng là Tử
Bạch song kiếm.
Từ ngày có vợ đẹp thì họ Liễu ít giao thiệp với người ngoài vì sợ mất Tích
Xuân. Do đó thỉnh thoảng vài năm người ta mới thấy Tử Bạch song kiếm rời Nam
Sang.
Liễu Từ Sơn ghen tuông như thế tại sao lại mướn một gã xà ích đẹp trai hơn
mình? Gã này tuổi độ bốn mươi mốt, bốn hai, mặt chữ điền, rắn rỏi, mũi cao,
mắt sáng, miệng rộng, tuấn tú hơn Từ Sơn tám chín bậc. Thực ra, gã phu xe hèn
mọn ấy còn nổi tiếng hơn Tử Bạch song kiếm. Mười mấy năm nay giang hồ vẫn
thường nhắc đến một nhân vật thần bí có danh hiệu là Vô Tướng Quỷ Hồ Tạ Dương.
Họ Tạ có tài dịch dung đứng vào thượng thừa, biến hóa đến mức chẳng ai biết
được mặt thực. Về cơ trí thì gã xảo quyệt mưu mô chẳng kém cáo chồn, dẫu hoàng
cung cũng có thể mò vào. Hai điều ấy đã tạo nên danh hiệu song vẫn chưa đầy đủ
vì Tạ Dương còn là một kiếm thủ dũng mãnh và lợi hại.
Người võ lâm sẽ té ngửa khi biết Vô Tướng Quỷ Hồ là bào huynh của Đông Nhạc
Tiên Hồ, mỹ nhân số một của Trung Nguyên. Và hôm nay khi Dịch Quan San để lộ
chân diện mục mà đóng vai xà ích thì cặp uyên ương trong xe phải là em gái và
em rể của gã, tức Tái Vân và Tử Khuê.
Dịch Quan San quen thân với Tử Bạch song kiếm, biết rằng vợ chồng họ Liễu đang
bận rộn bởi đứa con mới chào đời, chẳng thể rời nhà một bước. Vì vậy gã đã hóa
trang cho hai em mình thành đôi cao thủ đất Tứ Xuyên. Khi xuôi nam, họ có thể
gặp người của Thần Đao bảo nên Tái Vân cần giấu mặt.
Phần Dịch Quan San thì không đáng ngại sao? Gã đã chẳng phải bị bắt một lần
rồi đấy ư? Họ Dịch ngượng ngùng nhớ lại việc mình rình mò vào Tổng đàn Võ lâm
ở Trịnh Châu, trộm được một túi lớn châu báu, cùng tấm bản đồ da dê cũ kỹ,
nhưng xui xẻo bị lộ bởi một con chó chết tiệt. Gã phải bỏ của chạy lấy người
và tuột mất một chiếc giày vải.
Nào ngờ, Âu Dương Mẫn lại âm thầm liên minh với Xoa Lạp cốc nên lúc ấy có mặt
lão Thất hộ pháp của phe tơi nón. Lão ta được trời ban cho cái lỗ mũi thính
hơn chó săn, đánh hơi chiếc giày mà truy đuổi đến tận huyện Y Dương, cách Nhữ
Châu vài chục dặm về hướng tây.
Dịch Quan San bị bắt sống ngay trong một quán trọ, mất “Tàng bảo đồ” và còn
xém bị giết. Với cơ trí tuyệt luân, họ Dịch khôn khéo nói rằng mình đã tìm ra
bí mật của bản đồ ấy và sẽ tiết lộ khi gặp Minh chủ võ lâm Âu Dương Mẫn. Kế
hoãn binh nọ đã kéo dài mạng sống của Quan San cho đến lúc gặp Tử Khuê và Tái
Vân. Giờ đây cái lão mũi chó săn đã bị Tử Khuê giết chết họ Dịch chẳng còn sợ
ai tìm ra mình nữa.
Dịch Quan San nghe tiếng cười trong như ngọc vỡ của bào muội mà lòng ấm áp phi
thường. Bao năm nay gã đau lòng vì số phận hẩm hiu của Tái Vân, nên khi thấy
nàng ấm áp bên Tử Khuê, Quan San vô cùng hoan hỉ. Gã cao hứng quay người quất
mạnh mấy roi vào mông của song mã, thúc giục chúng phóng thật nhanh.
Từ Nhữ Châu lữ khách có thể đến Nam Dương bằng một con đường tắt, không phải
qua Nghiệp Thành và Dụ Châu. Đường nhỏ vắng người nên cước trình của cỗ xe
song mã khá mau lẹ, chỉ bảy ngày sau đã đến Nam Dương.
Trời đã quá ngọ, ba người ăn vội một bữa cơm rồi lên đường đi Bảo Bình ngay.
Tử Khuê muốn đưa Tái Vân về ra mắt mẫu thân trước khi Trình Thiên Kim hiện
diện. Theo dự định, lúc còn ở nhà thì Thiên Kim sẽ về Hầu phủ trước, và ngày
mười tám mới có mặt ở Kỹ gia trang.
Tử Khuê biết rằng mẹ mình vì thương con sẽ chấp thuận Tái Vân. Sau đó, Kỹ
nương sẽ lựa lời khuyên giải Thiên Kim để nàng đứng ra nạp thiếp cho Tử Khuê.
Giữa giờ thân, cỗ xe song mã đến Bảo Bình, không dừng lại mà rẽ đi vào đường
nhỏ ngược lên hướng bắc Kỹ gia trang nằm cách huyện thành độ sáu dặm trong
rừng cây ăn trái mênh mông bát ngát.
Dặm cuối của con đường đất này sẽ đi qua khu rừng già râm mát, tài sản của Kỹ
Tòng Thư. Nhưng đoạn phía ngoài đất đai khá cằn cỗi, hai bên gò đống lổm nhổm
và mọc đầy cỏ dại, chỉ hợp với việc chăn dê, bò.
Đi được hơn hai dặm thì ba người nghe phía trước vọng lại tiếng sắt thép chạm
nhau gay gắt, tiếng quát tháo. Tử Khuê chột dạ nói lớn :
Chàng chẳng nói thì Dịch Quan San cũng quất túi bụi vào mông ngựa khiến chúng
lồng lên phi nước đại. Và gã chỉ gò cương khi còn cách đấu trường độ chục
trượng.
Tử Khuê nhanh nhẹn trèo lên nóc thùng xe, chú mục quan sát. Chàng sợ đến toát
mồ hôi khi nhận ra cỗ xe song mã quen thuộc mà song thân chàng thường sử dụng.
Và cạnh đó, Kỹ nương, Trình Thiên Kim, Trình Kiếm Các cùng tám ả nữ tỳ Hầu
phủ, đang tử chiến trong vòng vây của gần trăm gã cao thủ Xoa Lạp cốc.
Nghĩa là Kỹ nương đã thay đổi kế hoạch ban đầu thôi, đi thẳng đến huyện Trình
trước, gặp Hầu tước lão phu nhân để xác định mối lương duyên của Tử Khuê và
Thiên Kim. Sau đó, mẹ chồng nàng dâu quay lại Bảo Bình dự đám cưới. Đã là
thông gia nên Hầu phủ cử Phá Sơn Quyền Trình Kiếm Các đại diện mình đến chung
vui với nhà họ Kỹ. Có lẽ Xoa Lạp cốc đang trên đường đến huyện Trình để tấn
công Hầu phủ thì chạm mặt Thiên Kim. Họ đã bám theo đến tận đoạn đường vắng vẻ
này mới ra tay.
May mà trận địa rất gần Kỹ gia trang nên một tá điền của Tòng Thư đã chạy về
thông báo. Kỹ gia trang đang mong chờ bào muội, nên đoán ra ngay lai lịch
những vị khách gặp nạn. Ông lập tức kéo đi hơn trăm đệ tử giải vây.
Nhưng phe đối phương bản lĩnh rất cao cường, lại có vật che thân hữu hiệu là
những chiếc nón tre lợp thép mỏng khiến cung tên của Kỹ gia trang mất tác
dụng. Đám gia đinh chỉ còn biết chiến đấu bằng trường kiếm. Tòng Thư cùng ái
nữ là Lưu Tiên dẫn đám thuộc hạ mở đường máu vào cứu, mười hai nạn nhân đang
sa bẫy. Tổng số là mười hai vì trong xe thấp thoáng bóng của một lão nhân râu
ba chòm, đích thị Quách Thiên Tường, chồng của Kỹ Thanh Lam.
Lúc Tử Khuê nhận ra người thân thì tình hình của họ đã khá nguy ngập, vài tỳ
nữ thọ thương, máu nhuộm đỏ y phục. Chàng nghẹn ngào nói nhanh với Dịch Quan
San :
Vô Tướng Quỷ Hồ lẳng lặng lao vút đi trước cả Tử Khuê. Tái Vân cũng bám theo
tình lang và thỏ thẻ :
Tử Khuê cảm động gật đầu song chẳng có gì để nói trong lúc này. Chàng lướt đi
như tên bắn, cùng Quan San nhất tề tấn công hai tên tơi nón đang giao đấu với
bốn đệ tử Kỹ gia trang.
Đối tượng của Tử Khuê là một gã trung niên. Gã cảnh giác nhảy lùi khỏi hai
địch thủ cũ mà đón đánh cái tên áo gấm, mặt sần sùi và đen như trôn chảo bằng
một chiêu kiếm mãnh liệt.
Tử Khuê đã sớm đeo “Ngư giáp miệt” nên thản nhiên, thò tả thủ chặn đứng thanh
kiếm của kẻ thù và thọc một gươm vào mắt trái. Nhãn cầu và não bộ bị xuyên
thủng, tạo ra cảm giác đau đớn tột độ khiến nạn nhân rú lên thảm khốc.
Tử Khuê chẳng dừng chân, tiếp tục sấn tới. Mục tiêu thứ hai của chàng chưa
hiểu đồng bọn bị thảm tử mau lẹ bởi thủ đoạn gì nên hung hãn lao vào báo phục.
Tử Khuê lạnh lùng khoa nhanh tả thủ, trong chớp mắt đã khóa cứng vũ khí của
đối phương rồi vung kiếm tiện đứt cánh tay phải. Chàng đã thức ngộ ra rằng
cách hạ thủ này nhanh gọn và hiệu quả hơn nhiều, vì nạn nhân không thể dùng
nón thép mà chống đỡ.
Dịch Quan San và Tái Vân cũng đã giết được một tên song khá vất vả. Gã thấy Tử
Khuê tiến quá nhanh và sẽ chậm chân vì phía sau không có người bảo vệ, phải
phân tâm đối phó. Gã liền kéo Tái Vân lao theo, đấu lưng với Tử Khuê, vừa đánh
vừa lui theo bước tiến của chàng. Họ thủ nhiều hơn công, chỉ cốt để Tử Khuê an
tâm mở đường máu.
Bản lĩnh kiếm thuật của Đông Nhạc Tiên Hồ cũng rất cao siêu. Nếu không nàng đã
chẳng có tên trong “Võ Lâm Ngũ Tú”. Nhưng do quý trọng nhan sắc, Tái Vân
thương né tránh những cuộc chiến khốc liệt, trong trận tranh giành “Diêm Vương
quỷ kỳ” ở Kỹ gia trang lần trước, Tái Vân đã nhảy tót lên ngọn cây mà quan
chiến, mặc cho Âu Dương Mẫn vào sinh ra tử.
Nhưng hôm nay, Tái Vân chẳng còn màng đến dung nhan hay tính mạng, nguyện cùng
Tử Khuê sống chết có nhau. Nàng hiểu rằng Tử Khuê phải cứu cho được song thân
bằng bất cứ giá nào, và nàng có nhiệm vụ giúp chàng, dẫu có mất mạng cũng cam
lòng.
“Thái Âm kiếm pháp” của núi Đông Nhạc là tuyệt học chỉ dành cho phái nữ, chiêu
thức ảo diệu linh hoạt, chú trọng đến tốc độ và tính hiểm ác hơn là sức lực.
Tái Vân rất thông minh và thừa xảo trá nên đã tiếp thụ trọn vẹn sở học của
Thái Sơn Nương Nương. Và khi có dũng khí có của một kẻ dám hy sinh vì người
yêu thì đường gươm của nàng càng ác độc bội phần. Thế gian vẫn truyền tụng câu
“Tối độc phụ nhân tâm”, độc nhất là lòng dạ đàn bà, cho nên loại kiếm pháp
dành đàn bà cũng đáng sợ chẳng kém gì bản chất của họ.
Tái Vân thi triển “Thái Âm kiếm pháp” để giết người mà cứ như một tiên nữ đang
múa điệu Nghê Thường. Thân hình nàng uyển chuyển, uốn éo cực kỳ đẹp mắt, môi
anh đào nở nụ cười mê hoặc khiến đối phương ngơ ngẩn. Song đường gươm hoa mỹ,
khinh khoái kia hàm chứa sát cơ vì gồm hàng trăm thế thức hiểm hóc thâm độc.
Chính Dịch Quan San cũng phải khâm phục tài nghệ của em gái, khi thấy nàng vừa
cười vừa đâm thủng hai người gã Xoa Lạp. Bản thân gã cũng chỉ thu hoạch được
bấy nhiêu chiến tích.
Những áp lực xung quanh ngày càng nặng nề vì tiếng rên la xé lòng của những gã
bị Tử Khuê chặt tay hay đâm chết đã đánh động đám cao thủ Xoa Lạp cốc già nua.
Bọn lão thành ấy kéo đến, cố chặn bước tiến của ba người.
Một lão cầm chân Tử Khuê và hai lão khác tấn công anh em họ Dịch.
Ba lão nhân nọ mặc áo tơi sơn màu xanh, chứng tỏ vai vế khá cao vì những gã
trẻ hơn chỉ khoác áo tơi đen. Trong làng võ, độ tuổi từ năm mươi tới bảy mươi
là khoảng thời gian mà bản lãnh người võ sĩ phát triển tốt nhất. Lúc ấy, tu vi
đã thâm hậu, kinh nghiệm dày dạn, võ nghệ tinh thông. Sau đó cái già xồng xộc
đến, mang theo bệnh hoạn nên phần lớn các võ sĩ có tuổi sẽ yếu đi.
Tất nhiên cũng có ngoại lệ là những người chăm chỉ luyện khí công và không ăn
chơi trác táng. Dẫu giỏi võ cách mấy mà cứ nốc rượu như hũ chìm, thức trắng
đêm trong đổ trường, kỹ viện suốt nhiều năm thì về già làm sao tráng kiện nổi.
Tóm lại, ba lão sứ giả Xoa Lạp cốc đang hồi sung sức vì tuổi độ chỉ dưới trên
lục tuần, thừa sức gây khó khăn cho bọn Tử Khuê.
Sau vài chiêu, Tái Vân bị trúng một kiếm vào bắp tay tả. Tiếng rên của nàng
càng khiến Tử Khuê càng thêm nóng ruột. Chàng đã xuất chiêu “Kiếm Quải Thu
Phong” mà không sao chiếm được chút lợi thế nào. Tử Khuê nghiến răng đánh
chiêu “Thiên Đoạn Nhân Trường” (Trời cắt ruột người) trong “Oán Thiên kiếm
pháp”, tấn công như vũ bão. Mấy trăm thế thức huyền ảo đã khéo léo đưa đối
phương vào bẫy. Lão tơi nón hân hoan thọc nhanh một kiếm vào chỗ sơ hở chết
người mà gã mặt đen vô tình để lộ ra. Bậc kiếm thủ thượng thừa luôn biết khai
thác kịp thời những cơ hội ngàn vàng như thế.
Nhưng khi thanh kiếm của lão ta vừa đâm rách da thịt Tử Khuê thì đã bị chàng
thò tả thủ chụp lấy. Đồng thời mũi gươm của chàng chẳng rõ bằng cách nào đã
xuyên thủng bụng đối thủ. Sau đó Tử Khuê khẽ xoay bản kiếm, gạt xéo sang phải,
cắt đứt phủ tạng nạn nhân. Vết thương trầm trọng này đã buộc lão già xấu xổ
phải rú lên và ngã quỵ. Tử Khuê không phí thời gian kết liễu đời kẻ đã thọ
thương, lập tức quay ngắt lại tấn công đối thủ của Tái Vân, một lão râu ba
chòm rất đẹp.
Lão ta đành phải dùng khiên đỡ đòn của Tái Vân, còn trường kiếm thì đương cự
với Tử Khuê. Khi đã phân tâm như vậy thì lão chẳng thể nào phá giải nổi chiêu
“Thanh Long Lộng Nguyệt” của chàng. Trong chớp mắt chín đạo kiếm quang tựa
móng rồng đã phủ lấy mục tiêu và đâm thủng ba lỗ trên người của lão.
Tử Khuê giải vây cho người yêu xong, quay lại đối phó với hai gã Xoa Lạp đang
cắn trộm. Bàn tay trái của chàng chập chờn vài lượt đã tóm được lưỡi kiếm của
một gã. Cùng lúc ấy, chàng điểm liền mười sáu nhát, đâm thủng tim gã còn lại.
Cái gã bị Tử Khuê đoạt kiếm đã khôn ngoan bỏ vũ khí mà thoái bộ nên thoát
chết. Và Tử Khuê sắp đến được với những người thân. Chàng đề khí tung mình qua
đầu bốn năm gã Xoa Lạp cốc, rơi xuống sau lưng đối thủ của mẹ mình. Chân vừa
chạm đất thì mũi gươm của chàng đã đâm thủng hậu tâm lão già nọ.
Kỹ nương vui mừng khôn xiết khi nghe gã mặt đen xấu xí kia khẽ lên tiếng :
Giọng nói của con mình thì không một người mẹ nào lầm được. Nhưng Kỹ nương
không dám hô hoán vì sợ bại lộ tung tích của Tử Khuê, liên luỵ đến Quách gia
trang sau này.
Tử Khuê đã quay sang, nhảy xổ vào địch thủ của Thiên Kim. Đấy là một gã thuận
tay trái nên cầm nón sắt bằng hữu thủ. Tử Khuê chẳng khó chăn gì cũng chụp
trúng chóp nón, hất ngược lên và đâm thủng sườn phải của gã.
Nữ Hầu tước họ Trình đã thọ thương nơi bụng, máu đào loang ướt bộ võ phục bằng
lụa xanh. Nàng nhìn ân nhân bằng ánh mắt biết ơn rồi lảo đảo, Tử Khuê kinh hãi
đưa tay đỡ lấy điểm huyệt chỉ huyết và nói rằng :
Thiên Kim giật mình hỏi :
Thấy chàng gật đầu, nàng mừng đến ứa nước mắt dù miệng cười như hoa nở. Và
nàng trấn an phu tướng :
Chỉ trao đổi được bấy nhiêu là họ đã phải vung gươm cự địch. Lúc này, Dịch
Quan San và bào muội cũng đã đến nơi. Gã vỗ thử vào thùng xe và cao giọng :
Nói xong họ Dịch vung gươm chặt dây nhợ trên càng xe để tách rời thùng xe ra
khỏi hai con ngựa đã chết bởi ám khí của Xoa Lạp cốc. Thứ ám khí độc đáo ấy là
những chiếc nón thép. Lúc cần thiết, lớp tre bên ngoài được gỡ ra rất dễ dàng
và lớp thép mỏng bên trong thừa sức cắt phăng da thịt của người hay vật khi
được phóng ra với tốc độ kinh hồn.
Có lẽ Xoa Lạp cốc chỉ muốn bắt sống Trình Thiên Kim, nếu không thì ngay từ đầu
họ đã thi thố “Phi Lạp trận”. Gần trăm chiếc nón sắt nhất tề bay đến thì chẳng
còn mấy người sống sót.
Sau khi bốn tỳ nữ thọ thương đã vào trong thùng xe, Dịch Quan San và Trình
Kiếm Các cùng nắm lấy càng xe kéo đi, cánh tay còn lại múa tít đao kiếm mở
đường.
Trình lão nổi danh Phá Sơn Quyền là do lúc trẻ từng đến Giang Nam tranh chức
“Giang Nam đệ nhất quyền thủ”. Lão đã lọt vào hàng ngũ mười người giỏi nhất
đánh vòng chung khảo. Tuy bị thua ở vòng này song cái tên Phá Sơn Quyền cũng
được tán tụng.
Nhưng quyền thuật chẳng thể cạnh tranh với khí giới, bằng chứng là không có
cuộc chiến tranh nào sử dụng nắm đấm cả. Bởi thế cho nên Trình Kiếm Các cũng
phải học đao pháp. Lão lại may mắn thừa kế của sư phụ mình một thanh đao rất
tốt. Tuy nó không sắc bén đến mức chặt gẫy được đao kiếm của đối phương, song
lại đủ sức chém rách những chiếc nón bằng thép mỏng của bọn Xoa Lạp cốc. Nhờ
vậy mà Trình Kiếm Các đã giết được khá nhiều kẻ địch và hỗ trợ hữu hiệu cho
đám nữ nhân, nếu không họ đã chẳng cầm cự được đến giờ này.
Lưỡi đao, lưỡi kiếm đều được mài rất sắc thì tại sao động tác chém lại là sở
trường của đao? Xin thưa rằng, đấy là vì đao nặng gần gấp đôi kiếm, lực đao
rất mạnh mẽ và yếu tố quan trọng nhất chính là độ cong của lưỡi đao, lưỡi kiếm
thì thẳng băng nên diện tích tiếp xúc với vật sẽ lớn, áp lực trải đều và phân
tán. Trong khi ấy, do độ cong mà đao tiếp xúc với vật ít hơn, áp lực tập trung
vào một đoạn nhỏ tất nhiên sức công phá sẽ rất mãnh liệt.
Tóm lại đao chính là khắc tinh của các loại khiên thuẫn, nhất là thứ đao quý.
Giờ đây, Trình lão hiên ngang bổ những nhát đao dũng mãnh khiến chiếc nón thép
kêu lên loảng xoảng, ồn ào và rách toang. Ở tuổi sáu mươi hai, không vợ con,
lấy võ học làm niềm vui nên bản lĩnh và nội lực của Trình Kiếm Các rất cao
thâm.
Thấy Dịch Quan San phải đối phó vất vả với lũ tơi nón, Trình lão liền nói :
Họ Dịch gật đầu, tra kiếm vào vỏ, dùng cả hai tay nắm lấy càng xe, ra sức kéo.
Trình Kiếm Các rảnh tay hiển rộng thần oai, quét những đường đao rất rộng,
đánh bạt bọn tơi nón trước mặt.
Phần Tử Khuê thì cùng bảy nữ nhân kia bảo vệ thùng xe. Chàng không đứng yên
một chỗ mà cứ lướt nhanh khắp lượt phòng tuyến, hỗ trợ người thân.
Càng đánh lâu, Tử Khuê càng hiểu rõ lộ số thủ pháp đánh thuẫn tức nón thép của
phe Xoa Lạp cốc. Và khi chàng đã biết rõ nó biến hóa như thế nào thì đối
phương khó sống. Mũi kiếm của chàng chỉ điểm hờ vài lượt là đã xuyên qua màn
lạp ảnh, đâm thủng người kẻ địch. Dĩ nhiên cùng lúc ấy chàng phải thi triển
“Thao Quang thần thức” bên tay trái để chống đỡ đối với lưỡi gươm của kẻ thù.
“Ngư Giáp miệt” đã phát huy hết oai lực của “Thao Quang thần thức” về mặt
quyền thuật, song giá như nó còn để cho những tia chân khí ở đầu ngón tay của
Tử Khuê thoát ra được thì hay biết mấy. Nhưng thực ra trong trường hợp đối phó
với vũ khí thì phép “Cương Ty Phất Huyệt” không có hiệu quả cho lắm. Công lực
Tử Khuê còn non, độ dài của tia chân khí chẳng vươn tới được cơ thể của kẻ
thù.
Với ưu thế hiện tại, Tử Khuê cũng đã là đại khắc tinh của Xoa Lạp cốc.
Tiếng rên la liên tiếp vang lên của mấy chục nạn nhân khiến bọn sát thủ tơi
nón phải chột dạ. Nhân số Xoa Lạp cốc giảm đi nhanh chóng theo bước tiến chậm
chạp của cỗ xe không ngựa.
Mặt trận vòng ngoài cũng rất khả quan. Phe Kỹ gia trang nhờ nhân số đông gấp
đôi, dùng hai chọi một nên chiếm thượng phong. Và cuối cùng cha con Kỹ Tòng
Thư và đệ tử đã phá vỡ được phòng tuyến phía bắc, tiếp cận được với cỗ xe.
Bọn Xoa Lạp cốc đã lùi hẳn về phía nam và còn bị vây kín mít.
Kỹ nương thấy mặt huynh trưởng lập tức cúi xuống dập đầu :
Kỹ Tòng Thư vội đỡ em gái lên, sa lệ nói :
Kỹ Thanh Lam chưa kịp nói thêm lời nào thì từ xa vọng lại tiếng vó ngựa, tiếng
trống chiêng của quân binh Bảo Bình. Vòng vây xung quanh bốn mươi mấy gã Xoa
Lạp cốc càng vững chắc vì có thêm hai trăm quân của nha môn.
Tri huyện Bảo Bình đã cùng viên lãnh binh đã kéo quân đi ngay khi nghe báo
rằng có cường đạo tấn công phe Kỹ gia trang. Kỹ Tòng Thư tính tình hào phóng,
rộng rãi, nên rất được lòng các quan lại địa phương.
Biết rằng có chống cự nữa cũng không thể nào thoát được, bọn Xoa Lạp cốc liền
buông vũ khí đầu hàng. Người của nha môn lúc nào cũng mang theo xích sắt nên
chỉ lát sau bọn tù bình đã bị trói chặt. Những tên thọ thương trong trận đánh
lúc nãy đã bị các gia đinh bên Kỹ gia trang giết chết.
Dịch Quan San nghiêm nghị nói nhỏ với Tòng Thư :
Kỹ Tòng Thư rùng mình, suy nghĩ một lúc rồi bước đến bàn bạc với Hà tri huyện
và Hồ lãnh binh. Hai người này vợ con đùm đề nên cũng sợ khiếp vía, liền đồng
ý với kế hoạch của Tòng Thư. Hà tri huyện nhăn mặt nói :
Nói xong, lão bảo Hồ lãnh binh thu quân, để bọn tù binh ở lại. Họ đi khuất
rồi, Kỹ Tòng Thư lập tức ra lệnh :
Đám gia đinh nhà họ Kỹ hung hãn ùa đến, định thi hành lệnh của chủ nhân.
Tử Khuê đang ở trong xe vấn an phụ thân, nghe câu nói đầy sát khí của Đại Cửu
phụ thì rùng mình vội nhảy xuống đất và hét lên :
Tòng Thư đã biết gã mặt đen kia là cháu mình, liền cau mày bảo :
Tử Khuê buồn bã khẩn cầu :
Kỹ nương thở dài xen vào :
Bốn mươi hai gã tù binh Xoa Lạp cốc biết mình sắp bị giết thì lòng vô cùng
kinh hãi. Họ đầu hàng vì biết chắc rằng sớm muộn gì Cốc chủ Xoa Lạp cốc cũng
sẽ kéo đại quân đến phá lao cưỡng tù. Nào ngờ đối phương lại đoán ra điều ấy,
chặt đứt sinh cơ bằng cách giết người diệt khẩu.
Họ thuộc lớp đệ tử đời thứ tư, mới được tuyển mộ độ mười năm nay, tuổi trên
dưới ba mươi, lứa tuổi cường tráng và khát khao sự sống. Đa số trong bọn họ là
người thiểu số ở Sơn Tây, vì nghèo khổ mà phải gia nhập Xoa Lạp cốc kiếm chén
cơm manh áo. Cao nguyên Sơn Tây rất lạnh giá, đất đai cằn cỗi, chỉ toàn là
than đá, đất canh tác được rất ít.
Nay đứng trước cái chết, những con người chất phác, thô lậu và khốn khổ ấy
hoảng sợ đến mức tứ chi bủn rủn, mặt mày tái mét, ánh mắt đầy vẻ van xin,
trông rất đáng thương.
Họ đã loáng thoáng nghe được cuộc tranh luận của phe địch nên đặt hết niềm hy
vọng vào cái gã mặt đen kia. Gã ta đúng là một hung thần, đã giết chết và đả
thương khá nhiều đồng đảng của họ, nhưng không ngờ lại là kẻ có lòng nhân hậu.
Lúc này Tử Khuê đang cố van nài cậu và mẹ. Chàng rầu rĩ nói :
Quách Thiên Tường đã xuống, nghe ái tử nói vậy thì đồng ý ngay. Ông nghiêm
nghị bảo Tòng Thư :
Kỹ Tòng Thư ngượng ngùng phân bua :
Tử Khuê mừng rỡ vái tạ rồi bước đến nói với bọn tù binh :
Được tha chết, đám tù binh mừng hết lớn nhưng không nói lời cảm tạ.
Một gã dùng Thổ ngữ nói gì đó với đồng đảng và được cả bọn tán thành. Gã ta
liền ấp úng thưa với ân nhân :
Gã dứt lời, nuốt nước miếng nói tiếp :
Cả sắc diện lẫn ngôn từ đều thật thà như đếm, khiến mọi người bật cười.
Quách Thiên Tường lão luyện thương trường, nhìn người rất giỏi. Ông hiểu ngay
bọn dũng sĩ kia có thể tin tưởng được. Và nếu được hậu đãi, họ sẽ xả thân để
phò tá Tử Khuê. Ông luôn lo lắng khi thấy ái tử một mình một ngựa gánh vác
những chuyện bao đồng của võ lâm.
Quách lão liền cười khà khà, bước đến vui vẻ nói với bọn tù binh :
Thời ấy lương của một binh sĩ triều đình chỉ độ một lượng bạc. Và chính bọn
thủ hạ cấp thấp của Xoa Lạp cốc cũng lãnh bấy nhiêu nên chúng vui mừng khôn
xiết, nhất tề gật đầu lia lịa. Gã đại diện thì cười toe toét phúc đáp :
Tối hôm ấy Kỹ gia trang mở tiệc mừng anh em đoàn tụ và mừng chiến thắng. Niềm
vui khá trọn vẹn vì phe nhà chỉ bị thương chứ không ai mất mạng.
Với lợi thế hai đánh một, đám đệ tử nhà họ Kỹ đã bảo toàn được mạng sống trước
những tay kiếm lợi hại của Xoa Lạp cốc. Nhờ vậy mà họ không oán hận và dễ dàng
hòa hợp với bốn mươi hai gã hàng binh. Song phương vui vẻ cùng nhau vùi lấp ba
mươi tám tử thi thủ hạ Xoa Lạp cốc trong khu rừng. Chắc là năm sau cây sẽ sai
trái nhờ thứ phân bón đặc biệt là thịt người. Nhất là những cây được hân hạnh
đón tiếp thi thể của ba vị Hộ pháp thân phận cao cả. Họ đều đã chết dưới tay
Tử Khuê.
Trong số những người thọ thương có cả Đông Nhạc Tiên Hồ Dịch Tái Vân. Nàng
trúng tổng cộng ba nhát kiếm, nhát đầu vô hại nhưng hai nhát sau khá nặng. Tái
Vân chiến đấu ở giữa Kỹ nương với Thiên Kim và nàng đã vì cứu mạng họ mà bị
thương. Hai người ấy rất biết ơn Tái Vân và cả Dịch Quan San.
Tuy nhiên do đã từng nghe Tử Khuê kể về bệnh lãnh cảm của Đông Nhạc Tiên Hồ
nên Kỹ nương và Thiên Kim không hề nghi ngờ rằng chàng cùng Tái Vân dan díu
với nhau. Dịch Quan San cũng đã khuyên Tử Khuê khoan tiết lộ, chờ cơ hội tốt
hơn.
Những vết thương nhẹ không cản trở Trình Thiên Kim và Tái Vân tham gia bữa
tiệc tẩy trần. Họ ngồi cạnh nhau, nói cười thân thiết như tỷ muội.
Quách Thiên Tường được dịp ngắm kỹ Dịch Tái Vân, lòng vô cùng ái mộ.
Ông thầm suy nghĩ :
Quách lão không biết gì về quái tật của Tái Vân thì Phá Sơn Quyền Trình Kiếm
Các cũng vậy. Và với cương vị là biểu thúc của Nữ Hầu tước Trình Thiên Kim,
ông lấy làm lo ngại cho cháu gái khi thấy Đông Nhạc Tiên Hồ quá đẹp và lại
đồng hành cùng Tử Khuê một cách rất đáng ngờ. Trình lão liền dò hỏi Quan San :
Này Dịch hiền điệt! Vì sao người và lệnh muội lại chung đường với Khuê nhi
Dịch Quan San khôn ngoan đáp :
Bẩm Trình tiền bối. Vãn bối bị bọn Xoa Lạp cốc bắt sống, giải về Tổng đàn
Võ lâm, đến thành Nhữ Châu thì được Quách công tử cứu mạng, vì đại ân ấy mà
huyng muội vãn bối nguyện đi theo hầu hạ Quách công tử để đáp đền ân nghĩa.
Trình lão than thầm, tìm cách nhắc nhở cháu gái. Ông tủm tỉm cười nói :
Trình Thiên Kim không hề lưu tâm đến lời cảnh báo của biểu thúc. Cau mày hỏi
Dịch Quan San vấn đề khác :
Nàng là bậc anh thư, chí khí chẳng kém bậc mày râu nên mới thành lập Hoàng
Phong bang, dương danh thiên hạ. Do đó Thiên Kim rất chú ý đến cục diện võ
lâm, thay vì đề phòng phu tướng đa mang. Đàn bà như nàng quả thật là hiếm có
vậy.
Dịch Quan San từ tốn đáp :
Tại hạ tin chắc rằng giang hồ sắp nổi phong ba, máu chảy thành sông khi Âu
Dương Mẫn cùng Xoa Lạp cốc tảo trừ Mai Hoa bang và Bích Huyết bang.
Trình Thiên Kim đầy bụng “Lục thao tam lược”, hào hứng bàn tiếp :
Dịch Quan San mỉm cười :
Kỹ Tòng Thư nghi hoặc hỏi :
Dịch Quan San nghiêm nghị đáp :
Trừ Tử Khuê và Tái Vân, những người khác còn lại trong bàn đều giật mình,
không ngờ Dịch Quan San lại tài ba đến mức ấy. Phá Sơn Quyền suy nghĩ một lúc,
trầm giọng bảo :
Dịch Quan San mỉm cười gật đầu :
Rồi gã kể lại cớ sự bi thảm của gia đình mình khiến ai cũng động lòng thương
xót. Thiên Kim thở dài bảo Tái Vân :
Quách Thiên Tường đã ngà ngà say, chẳng còn sợ vợ nữa, kề tai phụ nhĩ con trai
:
Ta muốn con gom hết mỹ nhân trong thiên hạ về Quách gia trang, có thế mới đáng
mặt trượng phu.
Tử Khuê vừa mừng, vừa thẹn, lí nhí đáp :
Quách Thiên Tường đắc ý đáp :
Ông quay sang giả vờ chuyện trò với anh vợ là Kỹ Tòng Thư một lúc rồi mới cao
giọng bảo Kỹ nương :
Tất nhiên là Kỹ nương tán thành ngay, cho rằng mình chẳng thiệt thòi gì.
Bà vui vẻ đáp :
Dịch Quan San và Tái Vân lập tức rời ghế, quỳ xuống lạy chín lạy, gọi vợ chồng
Quách Thiên Tường là Can gia, Can nương.
Quách lão cười ha hả, tuyên bố :
Sự hào phóng khủng khiếp ấy đã làm Kỹ nương choáng váng và tiếc đứt ruột.
Nhưng lời nói ra bốn ngựa khó theo, bà không thể làm gì được nữa, đành phải
gượng cười. Kỹ nương là người căn cơ, cần kiệm, tuy tri ân Tái Vân nhưng không
đến mức đền đáp bằng một số vàng lớn như thế. Vả lại chính anh em họ Dịch đã
chịu ơn Tử Khuê trước.
Bà nhìn sang con dâu thì thấy Thiên Kim cũng lộ vẻ xót xa, tiếc của y như
mình.
Chờ hai đứa con nuôi chết tiệt kia nói xong lời tạ ơn và ngồi vào ghế, Kỹ
nương liền giả vờ rủ Thiên Kim vào sau thay áo, tức là đi tiểu.
Vừa khỏi phòng ăn, bà đã nghiến răng nói :
Thiên Kim thực thà đáp :
Kỹ nương trầm ngâm một lúc rồi dỗ dành con dâu :
Thiên Kim ngơ ngẩn đáp :
Chàng đã khẳng khái từ hôn với Tái Vân khi giả làm Hàn Thiếu Lăng. Lấy một nữ
nhân không biết xúc cảm thì có ích gì?
Kỹ nương kiên quyết bảo :
Nói xong, bà vẫy tay một ả tỳ nữ lại, sai đi mời Tử Khuê ra. Lát sau Tử Khuê
xuất hiện, ngơ ngác khi nghe mẹ mình tuyên bố :
Câu nói hàm ý bắt buộc ấy đã khiến Tử Khuê cố nín cười. Té ra phụ thân chàng
biết quá rõ tính nết vợ cũng như con dâu nên mới bày ra diệu kế này.
Thiên Kim cũng lên tiếng cầu khẩn :
Tử Khuê chợt thấy xấu hổ trước tấm lòng thuần hậu và độ lượng của Thiên Kim.
Chàng ngượng ngùng đáp :
Thấy chàng đồng ý, Kỹ nương hân hoan bảo :
Tử Khuê vừa ngồi xuống ghế thì Quách lão đã giả vờ say quàng lấy vai con trai
và hỏi :
Tử Khuê ngượng ngịu gật đầu :
Quách Thiên Tương rất đắc ý song chẳng dám cười lớn, cố nén lòng chờ đợi.
Lát sau, Kỹ nương cùng Thiên Kim vào đến. Bà đổi chỗ với nữ Hầu tước, ngồi
xuống cạnh Tái Vân và nghiêm nghị hỏi :
Ngươi còn đem Lôi Thần ra thề thốt nhưng sau đó lại tráo trở từ hôn, việc ấy
đúng hay sai?
Tái Vân hổ thẹn gật đầu :
Kỹ nương thở dài trách móc :
Kỹ nương tung xong trái cầu thì Thiên Kim hứng ngay. Nàng trịnh trọng nói :
Phá Sơn Quyền Trình Kiếm Các giật bắn mình không ngờ cháu gái lại dại dột như
thế. Ông thầm nghĩ :
Ông vừa định lên tiếng phản đối thì một tia sét cực mạnh đã giáng xuống khá
gần Kỹ gia trang. Lạ thay, cả bàn đều vô sự, chỉ hơi kinh hãi và ù tai, riêng
Dịch Tái Vân run như cầy sấy, tóc dựng ngược tựa lông nhím.
Trình lão vô cùng kinh ngạc, không dám mở miệng ngăn cản quyết định của Thiên
Kim nữa.