Người đăng: tieulongkute
Sáng sớm hôm sau, Quách Xuân Hương bưng thau nước ấm và khăn sạch đến phòng
phụ thân.
Nàng luôn đích thân làm việc này chứ không sai tỳ nữ hoặc em dâu. Đây là dịp
hiếm hoi để nàng tỏ lòng hiếu kính với cha già. Tuy đã tục huyền, Quách lão
vẫn luôn yêu thương chị em nàng, không để họ chịu thiệt hoài như thói thường
tình.
Xuân Hương vừa đặt thau nước xuống chiếc giá gỗ trước tấm gương đồng, thì bị
ai đó ôm chặt từ phía sau. Nàng tưởng đấy là đứa em dâu ngốc nghếch họ Trách,
nào ngờ nghe tiếng nam nhân :
Nhận ra giọng nói thân thiết, nàng bàng hoàng nhìn vào mặt gương rồi bật khóc.
Nửa canh giờ sau, Đại tiểu thư Quách Thu Dung đến vấn an cha, và nước mắt lại
rơi như mưa..
Qua sáu ngày, những triệu chứng của bệnh gan đã lui dần. tuy da, mắt còn vàng
nhưng bụng không đau vì xẹp bớt. Hiện tượng này đã khiến cho Vương đại phu,
thầy thuốc của Quách lão phải ngạc nhiên. Ông vô cùng tự hào, cho rằng mình đã
trở thành Đệ nhất thần y của Trung Hoa. Nhưng khi xem xét lại những toa thuốc
mà mình đã kê thì thấy cũng giống như của vài bệnh nhân đã qua đời. Thực ra,
Quách Thiên Tường đã không uống chúng từ lúc con trai mang rễ cây tiên đào về.
Song song đó, do được gần gũi chàng, tâm bệnh của Thanh Chân cũng dần dần
thuyên giảm, nhớ lại vài dữ kiện giải thích nguyên nhân của tai hoạ.
Thì ra, hồi đầu tháng sáu, Long Vân Tú Sĩ Quảng Chiêu Phong có cử sứ giả đến
Quách gia trang, đòi gặp Ngân Diện Hầu. Khi nghe nói Tiêu Mẫn Hiền không còn ở
đây, gã sứ giả đã nói rõ mục đích là viên ngọc màu đen.
Dịch Quan San biết giữ chỉ mang họa nên đã trả lại. Vậy thì tại sao Long Vân
bảo vẫn tấn công Quách gia trang? Tử Khuê suy nghĩ mãi mà không hiểu nỗi.
Chàng chỉ còn một giả thiết là Long Vân Tú Sĩ muốn bắt sống người thân của
chàng để uy hiếp Trung Thiên Tôn. Và nếu đúng như vậy thì họ không chết, đang
bị giam ở Thốc Sơn. Đấy là manh mối, là hy vọng duy nhất. Tử Khuê quyết định
xuôi Nam một phen.
Mờ sáng ngày hai mươi hai tháng chín. Tử Khuê rời Hứa Xương. Trách Chân nhân
đòi theo nhưng chàng không cho.
Lòng ky sĩ nóng như lửa đốt trên vó ngựa phi mau. Tuấn mã của Tử Khuê có bề
ngoài tầm thường chẳng mang đặc điểm nào khác lạ, lông tuyền một màu hung đỏ.
Điều này rất có lợi vì người ngoài không thể dựa vào ngựa mà đoán lai lịch chủ
nhân.
Dáng vóc của nó còn thấp nhỏ hơn bình thường một chút do lai giữa nòi Đại Uyển
và nòi Vân Nam.
Giống ngựa Đại Uyển nổi tiếng về tốc độ nước rút, còn ngựa Vân Nam thì rất bền
sức và giỏi leo dốc. Cho nên người bạn bốn chân tên Ký nhi của Tử Khuê có
những đức tính ấy. nếu nó không phải là Thiên Lý mã, Ngân Diện Hầu Tiêu Lạp
Dân đã không bỏ ra hai ngàn lượng bạc để mua về.
Đường quan đạo từ Hứa Xương xuống Tín Dương là đường trục chính Bắc - Nam,
đường huyết mạch nên khá tốt, vì thường xuyên được tu bổ. nhưng Tử Khuê rất
mến tuấn mã của mình, chẳng nỡ bắt nó trổ tài ngàn dặm.
Năm ngày sau, Tử Khuê còn cách Tín Dương hơn chục dặm, có thể nhìn thấy màu đỏ
của rừng Phong trên đỉnh núi Thốc Sơn. Nét đẹp ấy của mùa Thu chỉ làm cho nỗi
buồn trong tâm hồn Tử Khuê thêm bát ngát.
Chàng cố nén lòng quay đi, vì phải đến La sơn thăm dò tình hình của nghĩa phụ
Trung Thiên Tôn trước đã.
Xế trưa, Tử Khuê vào thành Tín Dương, tìm chỗ dùng cơm. Tín Dương là địa
phương phồn thịnh nhất vùng cực nam tỉnh Hà Nam. Thành quách đồ sộ, rộng rãi,
đường phố lát đá phẳng phiu, nhà cửa khang trang, quán xá, hiệu buôn rất
nhiều.
Cảnh vật Tín Dương đã gợi cho Tử Khuê nhớ đến lần cùng Thiết Đảm Hồng Nhan ghé
qua đây. Tống Thụy cũng có mặt ở Quách gia trang, trong đêm cuối tháng sáu và
với tính khí của nàng thì chỉ e lành ít dữ nhiều. Trác Thanh Chân kể rằng tống
Thụy đã thọ thương, y phục đẫm máu hồng song vẫn chiến đấu như hổ dữ.
Thanh Chân đã thoát ra theo lối cổng chính chứ không phải bằng đường hầm bí
mật thông với sông Thạch Lương. Chỉ có kẻ si ngốc mới hành động như thế. Song
kỳ diệu thay, mặt ấy lại chẳng có kẻ địch nào đủ sức chống đỡ những đạo “Lôi
Đình thần chưởng” của Thanh Chân, và với tài khinh công siêu phàm dẫu phải
cõng một người trên lưng, nàng vẫn lướt nhanh như gió khiến đối phương trở tay
không kịp.
Sau này, Quách Tử Xuyên, Tổng binh thành Hứa Xương đã theo lời dặn của bá phụ
mà kiểm tra đường thoát hiểm ra sông. Gã nhận thấy lối ấy đã đổ sập, nhưng
không rõ trước hay sau khi có người kịp thoát ra.
Tử Khuê hiểu rằng càng suy nghĩ càng tuyệt vọng nên cố gạt muộn phiền, tập
trung vào mục đích trước mặt.
Đến giữa thành, nơi giao nhau của hai đường phố chính, chàng rẽ trái và dừng
cương ngay phạn điếm đầu tiên. Quán cơm ấy mang chiêu bài Duyệt Tân đại phạm
điếm, là nơi chàng và Thiết Đảm Hồng Nhan đã từng ghé vào.
“Duyệt Tân” có nghĩa là làm vui lòng khách. Mà khách thì kẻ thanh người tục,
nên phạn điếm này bán cả món chay lẫn món mặn.
Tình cờ, hôm nay Tử Khuê lại đang mặc đạo bào xanh, cải trang thành một đạo
sĩ. Trong trận tấn công Hoàng Phong Hầu phủ, phe Long Vân bảo đã có một tên
thoát chết là Thiếu Lâm Thần Côn Lã Hoa Dương, cho nên Tử Khuê chẳng dám mang
dung mạo Trường Mi thư sinh mà mò đến cứ địa của kẻ thù.
Chàng đã dày công nghiên cứu pho “Dịch Dung bí kíp”, thức ngộ được rằng có
những cách cải trang đơn giản song cực kỳ hữu hiệu, chỉ vài nét chấm phá tinh
tế bằng thuốc màu cũng đủ khiến mặt chàng khác trước.
Tử Khuê trao dây cương và dặn gã tiểu nhị lấy loại yến mạch tốt nhất cho tuấn
mã. Để đảm bảo rằng Ký nhi sẽ được chăm sóc tốt, chàng đã thưởng cho gã ta một
tờ tiền giấy Đại Minh Thông Hành Bảo Sao, trị giá năm lượng bạc.
Sự hào phóng này đã sớm được loan báo đến những kẻ phục vụ khác, nên mâm cơm
chay của Tử Khuê rất thịnh soạn, đắt tiền. Và có tới hai gã tửu bảo đứng hầu
cạnh bàn với dáng điệu cúc cung tận tụy.
Chúng tin rằng lát nữa sẽ vòi được món tiền thưởng béo bở.
Ăn xong, Tử Khuê nhâm nhi chén trà thơm nhìn ra ngoài đường phố.
Chàng vô cùng kinh ngạc khi lần lượt thấy những nhân vật quan trọng và quen
thuộc đi ngang qua về hướng của đông thành.
Họ gồm năm vị Chưởng môn Bạch đạo, trong Hội đồng Võ lâm, chỉ thiếu Trương
Thiên Sư. Sau đó là Trình Thiên Kim, Thần Đao bảo chủ Tần Minh Viên, hai người
này mặc tước phục đầy đủ, nét mặt rất trầm trọng.
Kỳ lạ hơn nữa là việc cả Tổng binh thành Đăng Phong Trịnh Trường Hoài cũng đến
đây.
Tử Khuê liền quay sang hỏi gã tiểu nhị :
Gã ta hớn hở đáp ngay với dáng vẻ vô cùng quan trọng :
“Cách nay gần tháng, trong phủ đệ của Hoài Âm Vương gia bỗng xuất hiện yêu
quái, trời đổ mưa dữ dội và Lôi Thần đã giáng mấy búa xuống hoa viên để diệt
trừ con yêu ấy. Khổ thay! Chắc là yêu quái chạy vào nhà ẩn trốn nên đã có một
nhát búa đánh trúng mái hành lang dãy phòng của Vương phi.
Bà ta không hề bị tổn thương da thịt song lúc mê lúc tỉnh cho đến tận bây giờ,
cơ thể thì cứ co giật liên tục.
Các bậc danh y đất Tín Dương và lân cận đều bó tay, nên Vương gia đã treo bảng
cầu hiền, hứa thưởng vạn lượng vàng cho ai cứu được Vương phi...”
Nghe xong, Tử Khuê đoán ra vì sao những nhân vật lúc này phải đến Tín Dương.
Trình Thiên Kim, Tần Bảo chủ và Trịnh tổng binh là những người có mặt hôm Âu
Dương Mẫn bị giết. Hoài Âm Vương muốn tìm viên “Tỵ Lôi thần châu” nên hỏi họ.
Ba người ấy sẽ cứng họng vì chính chàng đã lấy viên ngọc giả ấy để phi tang
lúc rút mũi “Thất Hưu đao” ra khỏi xác lão ác ma.
Còn các phái võ lâm đến Vương phủ là để dâng thuốc quý hoặc nỗ lực cứu mạng
Vương phi. Họ không thể không đến vì Hoài Âm Vương Chu Kiều vừa được Thiên tử
giao thêm trọng trách chấn hưng nền võ học Trung Hoa.
Nghĩa là ông ta quản lý tất cả những môn phái, bang hội trong võ lâm.
Tử Khuê còn đang cân nhắc thì phát hiện vài đoàn người ngựa đi qua của phạn
điếm. Lần này là bọn tà ma Lôi Đình thần cung, Nam Bắc bang. Chàng nhận ra họ
nhờ những lá cờ hiệu oai phong lớn bằng cả manh chiếu.
Tử Khuê càng thêm bối rối, cố tìm ra cách cứu người mà không để lộ thân phận
thực. Chàng là người nhân hậu, chẵng nỡ để bà Vương phi đáng thương kia chết
oan được. Chàng quyết định tìm chỗ kín đáo. Hóa trang cẩn thận rồi đi đến
Vương phủ.
Nhưng chàng chưa kịp rời bàn thì Trương Thiên Sư và ba bốn chục đệ tử bước vào
phạm điếm. Họ mang theo đến hai cỗ xe song mã chở đầy cờ xí, quạt lọng, nhạc
cụ, chắc là lập pháp đàn cầu đảo hoặc tróc yêu.
Tử Khuê khấp khởi mừng thầm, hiểu rằng có thể mượn tay Thiên Sư giáo hành
động. Mọi người, cả bạn lẫn thù đều sẽ tưởng nạn nhân thoát chết là nhờ pháp
lực của Huyền Thiên Chân Quân Trương Sách.
Chàng liền ngồi lại, gọi một bình rượu nhỏ vừa uống vừa tính toán kế sách.
Trương Thiên Sư đồng bàn với hai lão tuổi lục tuần, có lẽ là các sư đệ.
Trương giáo chủ chỉ ăn có một chén cơm đã buông đũa, rót rượu uống, sắc mặt
đầy nét ưu tư. Hai người kia thấy vậy cũng vội vã nuốt chén cơm, chẳng dám ăn
thêm.
Trương Thiên Sư rót rượu cho họ rồi buồn bã nói :
Hai sư đệ của ông lập tức biến sắc. Một người rầu rĩ nói :
Trương Sách cười thảm, lắc đầu :
Lúc này, Phật giáo đang thời kỳ hưng thịnh, chùa chiền mọc lên như nấm. Còn
Đạo giáo thì càng ngày càng ít tín đồ. Bổn nhân không thể để cơ nghiệp Thiên
Sư giáo tiếp tục suy thóai, nếu không sẽ chẳng mặt mũi nào xưng là hậu duệ của
Trương tổ sư.
Tử Khuê cũng là đạo sĩ nên biết Trương tổ Sư đây là Trương Đạo Lãng, người
sáng lập ra Ngũ Đấu Mê Thuyết Đạo thời đông Hán, chứ không phải là Trương Tam
Phong, tổ sư của Võ Đang.
Tử Khuê chẳng hề bài bác Phật pháp, song vẫn thiên về học thuyết Lão Trang.
Chàng chợt bùi ngùi xót xa cho viễn cảnh lụi tàn của một tôn giáo vĩ đại nhất
Trung Hoa. Chàng cũng thầm kính phục Trương Thiên Sư, vị Giáo chủ đầy nhiệt
huyết, dám hy sinh vì nghĩa cả.
Tử Khuê đã có kế sách vẹn toàn, bèn bước đến thi lễ và nói nhỏ với Trương
Thiên Sư :
Đầu giờ Mùi, phái bộ Thiên Sư giáo tiến vào Vương phủ. Giờ đây, sắc mặt của
Trương Thiên Sư vô cùng rạng rỡ, tươi tắn, vì ông đã nắm chắc thành công.
Sự xuất hiện bất ngờ của kẻ sở hữu “Tỵ Lôi thần châu” đã khiến Trương giáo chủ
vui mừng không xiết, nhất là khi Tử Khuê khẳng định rằng mình đã từng cứu mạng
một nạn nhân của Lôi Thần.
Đám đạo sĩ đệ tử được bọn gia đinh Vương Phủ đưa xuống hậu viện. Chỉ có Trương
Thiên Sư và hai sư đệ tiến vào đại khách sảnh. Tử Khuê giả làm đệ tử hầu cận
Giáo chủ, vai mang kiếm pháp, tay cầm phất trần, bám sát Trương Thiên Sư. Nếu
ai có hỏi thì Trương Sách sẽ khai chàng mang đạo hiệu Nguyên Thông.
Lúc này, trong đại khách sảnh có khá đông người và mặt ai cũng nặng trĩu lo
âu. Ngay cả bậc cao tăng đắc đạo như Phương trượng Thiếu Lâm mà cũng không
bình thản nổi, lý do là vì Hoài Âm Vương Chu Kiềm khét tiếng nóng nảy, ngang
ngược, hành động bất chấp đạo lý. Nếu ái phi của gã mệnh hệ gì thì các phái
khó tránh khỏi tai họa.
Tuy tình hình cổ quái, bất thường song Chu Kiềm lại được Thiên tử nể vì.
Bản thân Hoài Âm Vương có công trấn giữ biên ải suốt mười năm trời, nhiều năm
vào sinh ra tử đánh đuổi rợ Mông, bảo toàn cương thổ. Nhờ công trạng ấy, Chu
Kiềm được ban cho “Miễn tử kim bài”, tức giấy phép giết người.
Dẫu cho Hoài Âm Vương không giết các Chưởng môn thì chí ít cũng cấm họat động
hoặc không cho mở trường dạy võ. Lúc ấy, mấy phái tăng đạo sẽ đói meo, sống
bằng của bố thí y như Cái bang vậy. đấy là những phái có truyền thống lâu đời,
được nể nang đôi chút. Còn những bang hội khác thì bị dẹp tiệm là cái chắc.
Ngay cả bọn ma đầu cái thế như Lôi Đình Đế Quân, Long Vân Tú Sĩ, Xoa Lạp cốc
chủ, Nam Thiên Tôn.. cũng chẳng dám kháng lệnh của Chu Kiềm.
Nhưng ngược lại, nếu phái nào cứu được Vương Phi thì sẽ chiếm được cảm tình
của Chu Kiềm và đứng đầu võ lâm. Do đó, ai cũng mang theo linh đan, diệu dược
để lập công, song chăng ai dám tin chắc mình sẽ thành công.
Trong tâm trạng u ám ấy, những người đến trước chào hỏi Trương Thiên Sư chẳng
mấy nồng nhiệt. Chỉ có mình Bang chủ Cái bang là còn kha khá. Ăn mày thì chẳng
còn gì để mất cả.
Tần Bảo chủ chợt buột miệng than thở :
Trương Thiên Sư khoa tay mỉm cười :
Con yêu này tuy lợi hại, thoát được sự trừng phạt của Lôi Thần, song sẽ phải
bỏ đi khi bần đạo lập đàn, thỉnh Nhị Lang Thần giáng hạ. Nhị Lang là vị thần
được thờ phụng trong Đạo giáo, và có đến hai nguyên hình. Một là con trai thứ
của Lý Băng, quận Thú đất Thục thời nhà Tần, gọi là Lý Nhị Lang. Họ Lý có công
giúp cha xây đập sông Mân Giang, tây bắc huyện Quán, tỉnh Tứ Xuyên, nên được
bách tính nhớ ơn, xây miếu Nhị Lang để cúng tế. Hai là Dương Tiễn, “Dương Nhị
Lang” trong tây Du Ký và Phong Thần Diễn Nghĩa.
Chết nỗi, thần giả nổi tiếng hơn thần thực, nên sau này khi nhắc đến Nhị Lang
Thần là người ta nghĩ ngay đến gã Dương Tiễn ba mắt, có con Hạo Thiên Khuyển.
Sức mạnh của văn chương quả là ghê gớm!
Nhắc lại, khi nghe Trương Thiên Sứ tuyên bố chắc nịch đầy tự tin như thế, cử
tọa bán tín bán nghi, song chẳng ai buồn mở miệng hỏi thêm và đấy cũng là lúc
Hoài Âm Vương xuất hiện sau giấc ngủ trưa.
Đại khách sảnh là nơi Hoài Âm Vương tiếp kiến quan lại các địa phương, nên
phần nền hướng bắc được tôn cao và có năm bậc thang. Thay cho long ngai là một
cỗ đại ỷ bằng danh mộc đen bóng, chạm trổ cầu kỳ. Hai bên đại ỷ còn có thêm
bốn chiếc ghế dựa, vây lấy ba mặt của một án thư.
Hoài Âm Vương đi ra từ cánh cửa phía đông của bức vách, theo sau là đội giáp
sĩ và ba người mặc thường phục. Hai trong ba kẻ ấy là người quen. Bác Lỗ Tiên
Sinh Lương Viễn Phương và Diệu Thủ Thần Cơ Tư Mã Uy. Nhân vật thứ ba mặt đạo
bào xanh, đầu đội mũ quả dưa, tay cầm quạt lông, mặt sáng như trăng rằm, trông
rất giống Gia Cát Lượng.
Bang chủ Cái bang cau mày, nói nhỏ với Vân Thiên Tử :
Võ lâm nguy mất thôi!
Tử Khuê đứng hầu Trương Thiên Sứ ở bàn kế bên, nghe được câu nói ấy liền chăm
chú quan sát Quảng tú sĩ. Cũng như hầu hết những tên đại gian ác khác, dung
mạo lão ta thanh tú, hiền hòa, dễ mến. Kẻ lộ nét xảo quyệt chỉ là phường tiểu
yêu, chẳng thể mưu đồ việc lớn. Chàng ngấm ngầm thở dài, nhìn sang Hoài Âm
Vương. Té ra, Chu Kiềm tuổi tác chỉ độ ba mươi bốn, ba mươi lăm, thân hình vạm
vỡ tráng kiện, khác hẳn với Long Vân Tú Sĩ, tướng mạo gã thô kệch, trán thấp,
mũi to, môi mỏng, gò má cao, lông mày rậm giao nhau ở mi tâm. Và phía dưới cặp
chân mày phá tướng ấy là đôi mắt rắn vô cùng đáng sợ.
Chu Kiềm lại còn hơi gù lưng, trông rất xấu xí.
Tử Khuê đã hiểu vì sao Hoài Âm Vương không được kế vị ngôi hoàng đế, dù gã là
anh của đương kim thánh thượng.
Lúc này, mọi người đều đứng cả lên để đoán Chu Kiềm. họ không phải quỳ vì Tổng
quản Vương phủ đã dặn dò trước rằng Vương gia mang cốt cách võ tướng, chẳng
thích lễ nghi phiền toái.
Chu Kiềm không ngồi xuống, đảo mắt quan sát đám khách khốn khổ kia, rồi cau
mày hỏi với vẻ bực bội :
Vị Tổng quản họ Trương sợ hãi ấp úng đáp :
Hoài Âm Vương lộ rõ vẻ thất vọng, chứng tỏ đã tin tưởng vào pháp lực hoặc y
thuật của Trần Ninh Tĩnh. Biết cử tọa đang thắc mắc, Chu Kiềm liền giải thích
:
Nói xong, Chu Kiềm vẫy tay cho phép mọi người an toạ. Tử Khuê cùng bọn tiểu
tăng, đạo đồng phải lùi ra ngoài, đúng sát vách đại sảnh.
Khi nhắc đến Trung Thiên Tôn thì giọng nói và sắc diện Hoài Âm Vương khá hiền
hòa, nhưng giờ đây mặt gã lạnh như tiền, ánh mắt sắc bén rợn người.
gã nhìn cử tọa như đồ tể nhìn đàn gia súc, tính toán xem con nào béo tốt.
Trương Tổng quản đọc danh sách những nhân vật được triệu kiến. Khi nghe tên
thì người ấy đứng len thi lễ và dâng thuốc quý, bất kể nó có liên quan gì đến
bệnh tình của Vương phi hay không.
Quả là đáng tức cười vì hầu hết là thuốc trị nội ngoại thương bổ nguyên khí
như Đại Hoàn đan, Thái Ất thần đan, Sinh Cơ tán, Bách Niên Sâm, Bách Niên Tam
Thất, Hà Thủ Ô già....
Lôi Đình Đế Quân Trác Ngạn Chi nổi bật nhất vì đã mang đến một quả “Hắc Ngọc
tiên đào” phơi khô. Lão rất tự tin vào kỳ trân và y thuật của mình nên mạnh
dạn đề nghị :
Chu Kiềm cười nhạt :
Toàn trường khiếp vía, chú mục nhìn gương mặt khó coi của Diệu Thủ Thần Cơ. Té
ra luật trời thông minh khiến kẻ dâm đãng xảo quyệt như Tư Mã Vy phải chịu
cung hình.
Dĩ nhiên Trác Ngạn Chi cũng xanh mật, lẵng lặng ngồi xuống. Tuy nhiên tuổi tác
đã quá bảy mươi mà tóc lão vẫ xanh đen, da dẻ trắng trẻo mịn màng.
May mà ba chòm râu đã hoa râm. Nếu không, trông lão cũng chẵng khác gì mới tứ
tuần. Đấy chính là hiệu dụng của “Hắc Ngọc tiên đào”.
Lôi Đình Đế Quân ngắm nghía hung thần họ Chu và thầm hối tiếc. Nếu biết phải
chịu cảnh e dè, quy luỵ thế này thì lão đã chẳng vào trung thổ, mưu đồ nghiệp
bá.
Rồi cũng đến lượt ba kẻ tội nghiệp có liên quan đến “Tỵ Lôi thần châu” Hoàng
Phong Hầu, Thần Đao Bá, Tổng binh thành Đăng Phong đều dâng lên lễ vật rồi quỳ
xuống biện bạch, đem tổ tông ra mà thề rằng chẳng thấy viên ngọc màu tím nọ.
May thay, Chu Kiềm tin họ, gã gật gù phán :
Vậy thì có lẽ gã Tiêu Mẫn Hiên đã lấy trộm thần châu. Bằng cớ là gã không
dám đến đây. Tội ấy, bổn Vương sẽ tính sau nếu pháp lực của Trương Thiên Sư
không cứu nỗi Vương phi. Thực ra, bổn Vương tin rằng đây là bệnh do quỷ ám, vì
nạn nhân bị sét đánh thường chết ngay. Hơn nữ, Tần cung cách xa hành lang đến
tám trượng. Trương Thiên Sư là người đến sau cùng nên đứng chót danh sách.
Biết đã tới lượt, ông đứng lên, chắp tay thi lễ, rồi điềm đạm nói :
Vương gia quả là bậc anh minh, sáng suốt, bần đạo cũng đã nhìn thấy yêu khí
bốc lên từ khu hậu phủ, và bận đạo tự tin có thể đuổi được yêu quái ấy ra khỏi
ngọc thể của Vương phi.
Lời khẳng định lạc quan của Trương Sách đã làm cho Hoài Âm Vương phấn khởi.
Nếu không chắc ăn thì Trương Thiên Sư chẳng dại gì cao giọng mà sau này mang
nhục. Chu Kiềm nhoẻn miệng cười, để lộ hàm răng trắng khỏ, song mỗi chiếc đều
hơi nhỏ và nhòn nhọn :
Rồi gã nghiêm giọng bảo cử tọa :
Tiếng là mời song thực chất là giam lỏng.
Đến tận chiều hôm sau, hai mươi ba tháng chín, pháp đàn “Nhị Lang Thần khổn
yêu đại trận” mới chuẩn bị xong trong hoa viên Vương phủ.
Ba phái Toàn Chân, Võ Đương, Hoa Sơn cũng thuộc Đạo giáo nên Trương Thiên Sư
phải bày biện y như thật, đầy đủ lễ tiết, thì mới mong qua mắt họ được. Cũng
may là Trương Sách mang theo đủ đồ nghề, chỉ cần làm thêm vài thứ, nếu không
phải mất đến ba ngày.
Trên thảm có trống giữa vườn hoa, Trương Thiên Sư cắm sào tre và dùng chỉ đỏ
căng thành một hình Bát Quái Đồ. Trong cung dựng một lều hình vuông, mỗi cạnh
trượng rưỡi, quây kín bằng lụa dày màu đen. Vị Vương phi họ Tần xinh đẹp kia
sẽ nằm trong ấy, dĩ nhiên là trên giường nệm.
Trên tám góc và tám cạnh Bát Quái Đồ, cờ phướn cắm la liệt. Sào tre cao vút,
phất phơ những lá bùa giấy vàng, chữ viết bằng máu gà trống. Dưới chân sào là
một thau đồng lớn chứa gạo nếp. Dùng để cắm nhang. Ở tám cạnh Bát Quái Đồ, và
bốn góc liều của Vương phi cũng có những chậu hương như thế. Vị chi tổng cộng
là hai mươi bát nhang do hai mươi đạo sĩ trông nom, sẽ liên tục tỏa khói mịt
mù che kín trận pháp. Danh nghĩa là để Nhị Lang thần giáng hạ tróc yêu, song
thực chất là không cho người ngoài nhìn thấy Tử Khuê chui vào lều bệnh nhân.
Pháp đàn bằng gỗ, cao gần trượng, đặt ngay cạnh chính nam của hình bát giác,
tức cung Khảm, vì đây là Hậu thiên Bát quái đồ của Văn Vương nhà Chu.
Trên pháp đàn đặt một bàn gỗ dài và trên bàn là vật hiến tế, nhang đèn. Song
quan trọng nhất là tượng Lý Nhị Lang, cốt tre, ngoài phết giấy bồi được sơn
phết tinh sảo, đẹp mắt.
Vị Nhị Lang Thần này đeo gươm, tay tả chống nạnh, tay hữu chỉ về phí rốn trận,
tư thế rất oai nghiêm.
Chân đài gỗ cũng có những lò hương nghi ngút, và mười sáu đạo sĩ sẽ đứng quanh
đấy, tay cầm nhạc cụ như chuông, mõ, sênh, phách, đàn, trống.
Trong số đó có Tử Khuê.
Đúng giữa giờ Tý, Trương Thiên Sư mang kiếm gỗ đào và phất trần, trèo lên pháp
đàn, triển khai khổn yêu đại trận.
Trước đó, Tần vương phi đã được Hoài Âm Vương đích thân bồng ra, đặt vào lều
vải. Gã điểm huyệt, phong tỏa tứ chi để nàng ta không bất ngờ bỏ chạy, phá
hỏng buổi tế lễ.
Cúng kiếng thì phải có tên tuổi bệnh nhân, nạn nhân, nhờ vậy chúng ta biết vị
Vương phi đáng thương kia tên Tần Hạnh Nga, sinh giờ Tý ngày rằm tháng chín
năm Giáp Ngọ, tức năm Thành Hóa thứ mười, quê quán Hà Bắc. Tấu xảo thay, Tần
vương phi và Tử Khuê ra đời cùng một lúc.
Khói từ mấy chục hò hương bốc lên ngùn ngụt, vì mỗi lò cắm cả bó chứ chẳng
phải vài cây. Khói mù cùng với tiếng nhạc, tiếng tụng niệm trầm trầm đã tạo
nên vẻ huyền ảo trang nghiêm cho pháp đàn. Các đạo sĩ trẻ cứ thản nhiên tấu
nhạc và tụng những đoạn kinh quen thuộc trong pho Thái Thượng Cảm Ứng Thiên.
Trên đàn, Trương Thiên Sư cũng khấn vái, niệm chú, đốt bùa, cung thỉnh Nhị
Lang Thần giáng hạ.
Ông hơi hổ thẹn vì phải đóng kịch, nên tự an ủi bằng cách thành tâm cúng tế
xem như Tần vương phi đúng là bị ma ám vậy.
Lạ thay, gần nữa khắc sau, một luồng quái phong đột nhiên xuất hiện vần vũ
trong khuôn viên trận khổn yêu, khiến cờ xí, bùa chú bay phần phật và làm lung
lay cả pho tượng Lý Nhị Lang. Chính lúc ấy, đôi pháp nhãn của Trương Thiên Sư
nhận ra yêu khí bốc lên ngùn ngụt từ chiếc lều ở trong cung.
Trương Sách kinh hãi, nhanh tay đốt liền mấy đạo bùa và rải gạo nếp và không
trung, miệng thì niệm chú chẳng ngớt. Ông chưa kịp ngăn cản thì thấy Tử Khuê
lao vút đi như tên bắn, vượt qua làn khói mờ, chui tọt vào cửa lều ở hướng
Nam.
Trương Thiên Sư vô cùng lo lắng, sợ Tử Khuê bị con yêu kia giết chết.
Nhưng ông không còn các nào khác ngoài việc tiếp tục thi thố pháp thuật trấn
áp yêu tinh, khiến nó chẳng thể nào làm hại Tử Khuê.
Hoài Âm Vương cùng các đại nhân vật võ lâm đang ngồi trên lầu của tòa Vọng
Nguyệt lâu mé tả hoa viên để theo dõi cuộc tế lễ. Lúc đầu chẳng mấy ai tin
tưởng, song giờ đây họ bàng hoàng, ngơ ngẩn khi thấy cảnh tượng quái dị trước
mắt. chung quanh họ gió thu hẩy hẩy, vậy mà trong trận khói bay cuồng loạn, cờ
phướn phất phới, bùa chú bị giật rách. Nhưng họ không biết một điều là có kẻ
đã đột nhập căn lều lụa đen.
Vào đến nơi, nhờ ánh đèn vàng vọt của ngọn tọa đăng treo ở cột lều, Tử Khuê
nhìn thấy rõ bệnh nhân của mình. Chàng rảo bước đến bên giường, song lại tần
ngần, do dự. Muốn cứu Tần Hạnh Nga, chàng phải bắt buộc phải mạo phạm đến thân
thể nàng.
Chưa kịp có chủ ý dứt khoát thì Tử Khuê bổng phát hiện quái sự, chàng ngơ ngác
đưa tay dụi mắt khi thấy gương mặt trắng như bạch ngọc của Tần vương phi hóa
thành mặt chồn, mọc đầy lông đen.
Khi biết đây là sự thực, Tử Khuê thất kinh hồn vía, định quay lưng đào tẩu.
Nhưng gương mặt kia đã trở lại như cũ, vì Tần Hạnh Nga mở miệng khẩn cầu,
giọng nói cùng ánh mắt rất bi ai :
Tử Khuê nghe nàng gọi mình là Tinh Quân thì sực nhớ ra cái gốc gác thần tiên.
Chàng hơi vững bụng, nghiêm nghị nói :
Tần Hạnh Nga cười thảm, lắc đầu :
Dứt lời, lệ thảm tuôn trào, trông nàng rất đáng thương. Tử Khuê vốn là người
nhân hậu, suy nghĩ một lúc rồi nói :
Tần Hạnh Nga mừng rỡ thề thốt ngay, đem cả Phật Tổ Như Lai lẫn Ngọc Hoàng
Thượng Đế ra bảo chứng.
Tử Khuê hài lòng, đưa tay lột tấm chăn đơn trên người Tần Hạnh Nga và giải tỏa
huyệt đạo. Chàng ấp úng trình bày phương thức chữa bệnh, mặt đỏ như gấc.
A hồ hy mỉm cười, yểu điệu lột hết xiêm y, không chút thẹn thùng. Thân hình
Tần Hạnh Nga cân đối, mĩ miều chẳng kém Dịch Tái Vân, và còn bội phần khiêu
gợi hơn vì da thịt bát ngát mùi hương kỳ lạ. Mùi chồn không thơm như hoa, có
phần hăng hắc nhưng vô cùng quyến rũ, khiến cho bọn nam nhân loạn nhịp tim,
mạch máu căng phồng. Có lẽ chính nó đã khiến cho Diệu Thủ thần Cơ Tư Mỹ Vy bị
thiến.
Tử Khuê cũng đã động tình khi nhìn ngắm và tiếp xúc với cơ thể đầy tà mị nọ.
Nhưng chàng đang nẫu ruột vì an nguy của từ mẫu và thê thiếp nên đã kiềm chế
dục vọng.
Cũng như lần cứu Tái Vân, bàn tay của Tử Khuê chạm đến đâu thì nơi ấy thôi đau
đớn. Hạnh Nga dần tỉnh táo hẳn, cảm nhận được hết nỗi vui thoát chết.
Nàng nhìn gương mặt đôn hậu, dễ mến của Tử Khuê với ánh mắt tri ân và ngày
càng chất ngất ngây yêu thương.
Ngoài kia, trống chiêng ỏm tỏi, đàn sáo vang lừng. Tử Khuê chẳng dám duy trì,
hành động thật nhanh để kịp thoát ra. Hơn nữa, chàng sợ mình không giữ lòng
được lâu thêm. Mị lực của Hạnh Nga quả là đáng sợ.
Nhưng khi xong việc, Hạnh Nga nắm chặt tay Tử Khuê, giữ lại và thỏ thẻ :
Tử Khuê vừa ngạc nhiên vừa hoan hỉ phi thường. A hồ ly này biết được lai lịch
bát tự niên canh của chàng, dù mới gặp lần đầu, qua dung mạo giả thì đạo hạnh
chẳng tầm thường. Và với pháp lực của Hạnh Nga, chàng tin rằng nàng ta thừa
sức giụp mình tìm gặp gia quyến. Tử Khuê hỏi dồn :
Hạnh Nga liếc chàng tình tứ, nũng nịu đáp :
Nói xong, Hạnh Nga trườn lên hôn khắp mặt Tử Khuê. Đôi môi mềm mại, thơm tho
của nàng đã ru hồn và dìu chàng vào giấc mộng vu sơn kỳ tuyệt.
Giữa giờ Sửu, Tử Khuê rời lều vải, quay về chân pháp đàn. Do vị trí thuận lợi
mà Trương Thin Sư nhìn thấy và nhận ra Tử Khuê giơ ngón cái báo hiệu thành
công.
Huyền Thiên Chân Quân mừng như được sống lại, quát vang một tiếng để kết thúc
nghi lễ. Lão đã mỏi tay, mỏi miệng vì phải tụng niệm, múa kiếm suốt gần canh
giờ.
Lúc này, đèn đuốc mới được phép đốt lên, sáng rực cả hoa viên. Hoài Âm Vương
đã mau mắn chạy đến chân pháp đàn hỏi han. Trương giáo chủ vuốt râu cười khà
khà dõng dạc nói :
Đến tận trưa ngày hai mươi chín, tiệc mừng Tần vương phi thoát nạn mới được tổ
chức. Ngoài các Chưởng môn nhân còn có thêm bọn quan lại phủ Tín Dương. Đây là
dịp để vương phủ nhận những món lễ vật hậu hĩnh của thuộc cấp.
Đại yến được bày trong đại hoa viên vì tiết trời cuối thu mát mẻ, không mưa và
nắng thì nhàn nhạt, chẳng thể xuyên qua cành lá của những hàng cây hồng hội
già nua. Khắp nơi, rải rác những bông cúc nở muộn đủ các màu tím, đỏ, phớt
vàng, trắng nhạt, xanh.. dường như chúng đang cố níeu kéo mùa thu lại, để Tần
Hạnh Nga còn có cơ hội thưởng lãm. Thời xưa, kỳ hoa cúc không dài, hết mùa thu
là chẵng nhìn thấy nữa.
Hôm nay, Tần vương phi xinh đẹp phi thường, trâm cài lược giắt, lộng lẫy trong
bộ cung trang màu hồng phấn. Tuy chẳng gầy như hoa cúc song dáng đi của nàng
vẫn ẻo lả thướt tha, bội phần kiều mị. Có lẽ nàng chưa khỏi hẳn nên được Hoài
Âm Vương dìu dắt.
Chỉ mình Tử Khuê biết Hạnh Nga giả vờ bạc nhược, tránh việc kề cận Chu Kiềm,
để đêm đêm có thể đến với chàng. Tử Khuê luôn tự trách móc, dằn vặt bản thân,
nhưng không bao giờ cưỡng lại niềm khát khao trước ả hồ ly diễm lệ kia. Giờ
đây, chàng đã hiểu mình là người háo sắc, đa tình, chẳng thể mượn chữ nhân
duyên để biện minh.
Hoài Âm Vương vui vẻ nói lời khai yến. Sau đó, khách khứa lên tiếng chúc mừng.
Ai cũng đều cố giấu vẻ gượng gạo và tránh không nhìn mặt Vương Phi. Anh mắt,
nụ cười của Hạnh Nga hấp dẫn phi thường, có thể khiến họ thất thố rồi mang
họa. Thiên tử còn lắng nghe, hành động cân nhắc đôi chút chứ Hoài Âm Vương thì
không.
Bàn của Vương gia cùng Vương phi đặt trong một tòa tiểu đình lục giác, bàn
khách vây quanh ba mặt. Tiểu đình là nơi uống rượu, thưởng trăn, hóng mát,
ngắm hoa nên không có vách và nên luôn luôn cao hơn mặt bằng chung.
Nhờ vậy, cử tọa dễ dàng nhìn thấy và nghe được những lời phán bảo của bậc
vương hầu.
Sau vài tuần rượu, Chu Kiềm đứng lên, sang sảng tán dương công trạng của
Trương Thiên Sư và thản nhiên tuyên bố :
Hội đồng Võ lâm phải thu nạp thêm một hai bậc tài trí thì mới mong hoạt động
có hiệu quả.
Lục vị Chưởng môn Bạch đạo vô cùng lo lắng, sợ rằng Chu Kiềm sẽ đưa Long Vân
Tú Sĩ lên đứng đầu Hội đồng Võ lâm, giao trứng cho ác. Vân Thiên Tử vì tiền đồ
của giang hồ và xã tắc nên quyết định chịu thiệt thòi. Ong đứng lên thi lễ rồi
nói :
Hoài Âm Vương thoáng cau mày bất mãn, vì đấy không phải là chủ ý của gã. Nhưng
Tần vương phi đã vỗ tay tán thưởng, mặt hoa rạng rỡ vẻ hài lòng.
Dù đã cưới nàng hơn hai năm nhưng Chu Kiềm vẫn say Tần Hạnh Nga như điếu đổ.
Đến mức gã chẳng hề tìm được lạc thú nơi bất cứ nào khác. Vô tình, Chu Kiềm
trở thành vị Vương gia đức độ chung tình nhất triều đình, không hề có thứ phi
hay cung nga.
Do đó, Hoài Âm Vương rất tôn thờ, yêu quý Tần Hạnh Nga, sẵn sàng làm bất cứ
điều gì nàng muốn. Thế là Chu Kiềm lờ phắt món lễ vật ba vạn lượng vàng của
Long Vân Tú Sĩ, chuẩn tấu đề nghị của Vân Thiên Tử :
Vân Thiên Tử có tục danh là Địch Trường Cát. Ong chậm rãi bước đến tiểu đình
cách đấy chừng hơn trượng, dâng nạp lại ấn triện cho Hồi m Vương.
Trong lúc đó, các vị Chưởng môn nhân kia đã kịp bàn bạc xong kế hoạch, nên
Trương Thiên Sư thản nhiên lên nhận chức danh và ấn triện, khi Chu Kiềm gọi.
Và ông đã nhận được một cái nháy mắt khuyến khích của Tần vương phi.
Dấu hiệu ấy hàm ý rằng Hạnh Nga sẽ hỗ trợ ông hết mình.
Trương Sách vững bụng, kính cẩn nói :
Đây là cơ hội cuối cùng để nuốt trôi ba vạn lượng vàng của Long Vân Tú Sĩ, nên
Chu Kiềm phán ngay :
Trương Thiên Sư than thầm, song không dám cãi. May thay, Tần vương phi đã lên
tiếng cứu vãn tình hình. Nàng nũng nịu nói với Chu Kiềm :
Anh mắt và nụ cười đổ thành nghiêng nước của mỹ nhân đã khiến Chu Kiềm nhũn cả
tay chân, đáp ứng ngay :
Rồi gã dõng dạc tuyên bố :
Đấu trường là khu bắc trống trải, sát ngay cạnh Bắc triều đình cho nên Chu
Kiềm và Hạnh Nga chỉ cần ngồi sang phía bên kia bàn là có thể thưởng lãm trận
so tài. Mười bàn tiệc của khách cũng đã được bọn gia nhân, tỳ nữ dọn đến bìa
khoảnh cỏ để cử tọa tiện quan sát.
Thực đơn của đại yến gồm đến hơn ba chục món ăn, nên những món mới được mang
lên, chén đũa, ly tách cũng thay cả.
Tử Khuê muốn tìm hiểu võ công của Long Vân Tú Sĩ, liền rời bàn của đám đệ tử
Thiên Sư giáo, đến đứng sau lưng Huyền Thiên Chân Quân, giả vờ phe phẩy quạt
cho ông ta. Trừ Trương Sách, không ai trong Hội đồng Võ lâm nhận biết Tử Khuê.
Chàng cũng không dám tìm gặp Trình Thiên Kim, dù phu thê đã trùng phùng sau
trận Long Vân bảo tấn công Hầu phủ. Tử Khuê hổ thẹn vì việc dan díu với Tần
vương phi.
Một cỗ trống trận đã được mang ra đặt trong tiểu đình, để Hoài Âm Vương đích
thân cầm trịch trận so tài. Chu Kiềm cao hứng gõ một hồi trống hào hùng rồi
hỏi :
Nam thiên tôn từ tôn Chiến vì thanh danh mà phải tham dự cuộc tỷ vỏ này. Lão
hơi ngán Lôi Đình cung chủ, song xem thường Long Vân Tú Sĩ, nên muốn thắng
trước một trận, sau đó thua Trác Ngạn chi thì cũng đỡ nhục. Với chủ ý như thế
Nam Thiên Tôn mau mắn lên tiếng :
Lão xăng xái xách kim thương bước ra, đứng giữa bãi cỏ trống, dáng điệu rất
oai phong.
Long Vân Tú Sĩ bình thản thi lễ cùng Vương gia và Vương phi rồi đủng đỉnh xuất
trận. Họ Quảng không nỡ dụng vũ khí chứng tỏ sở trường về quyền thuật hoặc
cách không chưởng lực.
Quảng Chiêu Phong ít tuổi hơn nên có quyền ra tay trước. Hồi đại cỗ khai trận
của Chu Kiềm vừa dứt thì Long Vân Tú Sĩ lao vút về phía đối thủ.
Nam Thiên Tôn cẩn trọng đón đánh kẻ địch bằng chiêu “Liên Phòng Nghênh Khách”
(Gương sen đón khách), kim thương đâm mau hàng trăm thức, khống chế toàn bộ cơ
thể của Long Vân Tú Sĩ.
Mọi người tưởng rằng chiêu thức ảo diệu và mãnh liệt này sẽ khiến Quảng Chiêu
Phong e ngại, đề khí bốc lên cao để né trácnh. Và đấy cũng chính là cơ hội
phát huy ưu thế của cách không chưởng lực.
Nhưng không phải thế, Long Vân Tú Sĩ vẫn thản nhiên lao đầu vào lưới chông,
song thủ khoa nhanh thẳng thắn va chạm với mũi thương sắc nhọn. Lần này bàn
tay và phần cẳng tay ló ra khỏi tay áo đã được bọc bởi lớp khí xanh nhạt, mờ
mờ. Nếu là ban đêm thì lớp khí ấy chắc sẽ tỏa sáng, trông rất huyền bí, tà
quái!
Toàn trường rúng động, hiểu rằng Long Vân Tú Sĩ đã luyện thành “Thanh Hà bất
hoại thần công”, tuyệt học đạo gia thời nhà Nguyên. Năm Đại Đức thứ sáu, đời
Nguyên Thái tổ, Thanh Hà pháp sư thống lĩnh năm ngàn đệ tử mặc đạo bào thêu
đóa hoa sen màu xanh, khởi nghĩa chống Mông Cổ, lấy núi Thái Sơn làm cứ địa.
Với tấm thân sắt thép và tuyệt học “Thanh Hà thần chưởng”, pháp sư đã phá tan
nhiều đạo quân Mông Cổ, chiếm lại gần hết tỉnh Sơn đông. Triều đình nhà Nguyên
vô cùng lo sợ, bèn dùng kế “Tá đao sát nhân”, đem năm vạn lượng vàng mua chuộc
gã đệ tử thân tín của pháp sư.
Mùa đông năm Đại Đức thứ mười, trời rét cắt da. Thanh Hà pháp sư say rượu trùm
chăn ngủ vùi, bị gã phản đồ đập vỡ sọ.
Gần hai trăm năm qua, tuyệt học của Thanh Hà pháp sư tưởng chừng đã thất
truyền, chẳng ngờ lại rơi vào tay của Long Vân Tú Sĩ.
Do đặc tính phát quang mà “Thanh Hà Bất Hoại thần công” rất dễ được nhận ra.
Nam Thiên Tôn là bậc bô lão võ lâm nên càng rành rẽ. Lão vô cùng sợ hãi, nhưng
chẳng lẽ lại nhận thua ngay nên cố cầm cự thêm một lúc.
Từ Tôn Chiến dần hết tu vi múa tít kim thương, ra đòn như vũ bão, cầu thắng
trong vòng vài chục chiêu, nếu không xong thì rút lui. Lão chẳng cần phải tiết
kiệm sức lực cho một trận chiến lâu dài, nên khí thế cực kỳ mãnh liệt, thương
kình vù vù xé gió.
Đường thương của Nam Thiên Tôn không chỉ dũng mãnh mà còn hiểm ác, ảo diệu
tuyệt luân, luôn uy hiếp chỗ nhược của đối phương.
Vũ khí nặng chính là khắc tinh của các loại thần công hộ thể. Lực đạo của cây
thương thép nặng ba mươi cân có thể đập vỡ đầu con trâu thì thủ cấp của Quảng
Chiêu Phong cũng khó vẹn toàn. Và theo nguyên lý phản lực thì thân hình Long
Vân Tú Sĩ cũng sẽ bị đánh văng đi khi trúng một đòn tảo diệp ngàn cân, dù
không tổn thương.
Họ Quảng cũng hiểu điều ấy nên chẳng dại gì trực diện đương cự. lão liều thi
triển “Thanh Hà thân pháp” tựa đóa sen xanh phất phơ trước gió né những đường
thương quá mạnh, rồi ập vào phản kích bằng những đạo chưởng kình sấm sét.
Tuy cách không chưởng là thành tựu cao nhất của khí công và quyền thuật Trung
Hoa, song nó có những nhược điểm nhất định. Nếu không thì cả võ lâm đã đổ xô
vào rèn luyện, chẳng để ý đến những công phu khác nữa. Một trong những nhược
điểm ấy là tốc độ. Do lực cản của không khí mà độ nhanh của chưởng phong bị
giới hạn và một cao thủ lão thành, giàu kinh nghiệm như Nam Thiên Tôn có thể
dựa vào những biểu hiện ở vai, cánh tay, bàn tay đối phương mà đoán ra phương
vị bị chưởng kình uy hiếp.
Lúc ấy, Từ lão nhanh chóng đảo bộ, thả tấn hay xoay người né tránh.
Thỉnh thoảng, lão cử tả thủ đỡ lấy. Sau đó, Nam Thiên Tôn tràn tới, vươn dài
kim thương phản công bằng một đòn cực kỳ hung hãn.
Tài đánh thương điêu luyện và công lực thâm hậu của Từ Tôn Chiến đã được cử
tọa vỗ tay hoan hô nhiệt liệt. Hoài âm Vương thì tán thưởng bằng một hồi trống
vang rền.
Long Vân Tú Sĩ hơi bị mất mặt, song còn phải giữ gìn cho trận gặp Lôi Đình Đế
Quân nên cố nén lòng tiếp tục thi triển phép du đấu, chờ đối thủ xuống sức mới
kết liễu một cách an toàn.
Nhưng đúng như câu “Kẻ sĩ ba ngày không gặp đã thấy khác”. Giờ đây, Nam Thiên
Tôn dẻo dai hơn mấy tháng trước bội phần, cứ như là lão mới sáu mươi chứ không
phải gần cửu thập. Đã hai khắc trôi qua mà Nam Thiên Tôn vẫn chưa có dấu hiệu
mệt mỏi, cây thương ba chục cân vẫn bay lượn nhẹ nhàng, nhanh nhẹn.
Vân Thiên Tử từng chạm trán Nam Thiên Tôn nên rõ hơn ai hết. Ông thầm ngạc
nhiên trước hiện tượng ấy nên chú tâm quan sát và phát hiện râu tóc họ Từ
không bạc phơ như xưa, mà lác đác điểm những sợi đen.
Đây chính là bí mật của Nam Thiên Tôn, và cũng là nguyên nhân khiến lão phế bỏ
việc tu hành tái xuất giang hồ. Vua Mông đã giữ đúng lời hứa, gửi tặng Nam
Thiên Tôn một con “Bích mục thử”. Kỳ trân hiếm có của sa mạc Đại Qui Bích có
tác dụng làm người ta trẻ lại. cải lão hoàn đồng, trường sinh bất tử và là mơ
ước bao đời của nhân loại. Cảm giác tử vong luôn ám ảnh người già nên Nam
Thiên Tôn sốt sắng nhận lời hợp tác với ngoại bang. Nhưng thực ra, lão chẳng
dại gì mang tiếng Hán gian, ô nhục ngàn năm, chỉ mong lấy được vàng và kỳ trân
rồi phủi tay.
Càng đánh lâu, Nam Thiên Tôn nhận ra tác dụng diệu kỳ của “Bích mục thử”. Phấn
khởi và yên tâm hơn, lão tin rằng Long Vân Tú Sĩ sẽ bại vong vì kiệt lực
trước.
Nhưng cũng chính thời điểm ấy, Quảng Chiêu Phong không còn nhẫn nhịn được nữa,
đem tuyệt kỹ thủ thân ra sử dụng. Lão thoái hậu để tránh một đòn hoành tảo của
kim thương, rồi đề khí bốc lên không trung, giáng xuống ba đạo chưởng kình ác
liệt.
Nam Thiên Tôn đảo bộ tránh hai chưởng đầu rồi đưa tả thủ đón chưởng thứ ba.
Đồng thời, lãi vươn hết tầm thương định đâm một nhát thần tốc vào cái cơ thể
đang sắp sa xuống.
Song khi mũi kim thương còn cách người kẻ địch vài gang thì Từ lão nhận ra một
tia sáng màu xanh nhạt đang bay đến trước mặt mình. Lão kinh hoàng nghiêng đầu
né tránh, nhưng không còn kịp nữa. Đạo chỉ kình kia nhanh tựa tên bay, xé gió
xoèn xoẹt xạ thẳng vào mắt trái Nam Thiên Tôn. Không chỉ nhãn cầu mà não bộ
của Nam Thiên Tôn cũng bị xuyên thủng. Lão rú lên thảm khốc, buông rơi vũ khí,
ôm vết thương và gục ngã. Nam Thiên Tôn quằn quại một lúc rồi bất động.
Cử tọa bàng hoàng trước cái chết bất ngờ của Nam Thiên Tôn cũng như tuyệt kỹ
cách không chỉ lực thất truyền kia. Sử võ lâm chỉ nói đến “Thanh Hà thần
chưởng” nhưng không ngờ tuyệt học Thái Sơn lại có cả phần chỉ pháp.
Công phu này vốn không xa lạ với các phái võ lâm. Những cao thủ lão thành tu
vi chừng bốn mươi năm, nếu khổ luyện đúng cách thì có thể xạ ra một đạo chỉ
phong, song chỉ dài độ hai ba gang tay chứ không giết người ở khoản cách xa
gần một trượng như “Thanh Hà chỉ pháp”.
Người bị chấn động băn khoăn lớn nhất chính là Chưởng môn phái Toàn Chân. Tùng
Xuân Tử bồi hồi tự hỏi rằng phải chăng “Thần công Nhất dương chỉ” của tổ sư
Vương Trùng Dương là có thực chứ chẳng phải là lời đồn! và tại sao tuyệt học
ấy lại mai một, không truyền cho hậu bối? Ba trăm năm trước, phải chăng vì
Vương tổ sư đột tử ở tuổi năm mươi tám, nên không kịp dạy lại công phu “Nhất
Dương chỉ” cho Toàn Chân thất tử?
Dòng hoài niệm cay đắng của Tùng Xuân Tử bị cắt đứt bởi hồi trống hùng hồn của
Hoài Âm Vương. Chu Kiềm hân hoan tuyên bố :
Chẳng ngờ gã nói xong, Đoạt mệnh thương Lưu Côn Phổ, đệ tử mới của Nam Thiên
Tôn quỳ xuống xin phép được mang xác sư phụ về Lĩnh sơn mai táng.
Đầu canh hai đêm ấy, Tần Hạnh Nga đột nhiên tìm đến Tử Khuê. Chàng kinh hãi
hỏi :
Hạnh Nga mỉm cười trấn an :
Rồi nàng nghiêm nghị nói :
Tử Khuê mừng rỡ quạt tắt ngọn bạch lạp, lên giường nằm. Tần Hạnh Nga nằm cạnh
chàng, thỏ thẻ nói :
Tử Khuê rầu rĩ lắc đầu :
Tần Hạnh Nga im lặng một lúc rồi mới nói với giọng tư lự :
Tử Khuê sực nhớ đến một nghi vấn, bèn ngắt lời Hạnh nga :
Hạnh nga cười khúc khích :
Nhưng may là thiếp lại có thông tin về lá cờ ấy. Nó hiện nay nằm trong tay
Long Vân Tú Sĩ.
Tử Khuê giật mình kinh hãi, nghi hoặc vặn lại :
Tần Hạnh Nga nghiêm nghị giải thích :
Tử Khuê buồn thảm nói :
Tần Hạnh Nga lắc đầu, tủm tỉm cười bảo :
Tử Khuê thầm vui trong dạ, hào khí sục sôi, không còn chán nản, yếu thế nữa.
mặc dù đã tin vào cốt cách thần tiên của mình, song chàng lại yêu những gì
chân thực, có tình người.
Chuyện trò thêm một lúc, bỗng Tần Hạnh Nga nghẹn ngào, thỏ thẻ :
Tử Khuê bùi ngùi cảm động, song chẳng nói gì vì số phận đã an bài như thế.
Chàng bồi hồi hôn lên trán Tần Hạnh Nga rồi trỗi dậy thu xếp hành lý.
Tử Khuê bồng mỹ nhân trên tay, thản hhiên đi qua cổng chính Vương phủ mà chẳng
hề bị chặn lại, dường như không ai nhìn thấy chàng cả.
Trước khi theo Trương Thiên Sư vào phủ, Tử Khuê đã mướn một phòng trong khách
điếm, để có chỗ hóa trang và gởi ngựa. Giờ đây, chàng đến đấy lấy tuấn mã, sau
khi trả tiền trọ và thưởng cho tiểu nhị.
Cổng thành vẫn còn mở, Tử Khuê thúc ngựa phi mau. Tần Hạnh Nga ngồi trong lòng
chàng, nhẹ như bông nõn.
Ba khắc sau, Tử Khuê dừng cương xuống ngựa ở cánh rừng mé hữu Long Vân bảo,
phía nam chân núi Thốc sơn.
Sào huyệt của Quảng Chiêu Phong được canh gác cần mật, đèn đuốc sáng trưng,
bọn tuần tra qua lại trên đỉnh tường.
Bảo là một loại kiến trúc tương tự như thành, song nhỏ hơn. Tường bảo khá dày,
trên có địch lâu và đường đi để các cung thủ triển khai khi bị tấn công.
Tử Khuê bâng khuâng hỏi :
Hạnh Nga lắc đầu, nhìn chàng bằng ánh mắt xót thương, lên tràn ra từ đôi mắt
huyền tuyệt đẹp, lóng lánh dưới ánh sao thu. Nhờ nhãn lực tinh tường, Tử Khuê
đã nhận ra vẻ bi thương ấy, hốt hoảng hỏi dồn :
Hạnh Nga gật đầu, buồn bã kể :
Long Vân Tú Sĩ đã ra lệnh giết sạch và cướp hết tài sản quách gia trang.
Lũ chồn nhỏ ở phía tây sông Thạch Lương kể rằng đã có mấy chục người bay lên
không trung Nghe xong Tử Khuê tuyệt vọng đến mức thân hình lảo đảo, cơ hồ ngất
xỉu.
Hạnh Nga vội đưa tay đỡ chàng và nói tiếp :
Tin vui này đã khiến cho Tử Khuê tỉnh táo lại đôi chút, nghẹn ngào bảo :
Hạnh Nga lại lắc đầu, nghiêm nghị nói :
Dứt lời, nàng lên tiếng gọi :
Lập tức có tiếng lá cây sột soạt và bốn bóng người đi tới, tay khiêng một
chiếc cáng. Đó là bốn thiếu nữ áo trắng, dáng vóc nhỏ thó. Họ nhẹ nhàng đặt
cáng xuống rồi thi lễ :
Tử Khuê gật đầu cho phải phép, ngồi ngay xuống xem xét tình trạng của mẫu
thân. Tần Hạnh Nga lấy ra một viên dạ minh châu tỏa sáng xanh nhạt, soi rọi
cho chàng.
Tử Khuê bật khóc khi thấy mẹ hiền đã tàn phế, thân thể gầy trơ xương và hơi
thở nhẹ như tơ. Lửa thù hận trong lòng chàng bốc lên ngùn ngụt, chỉ muốn quay
lại ngay Vương phủ để phân thây Long Vân Tú Sĩ.
Tần Hạnh Nga hiểu được điều ấy, lạnh lùng bảo :
Tuy đang chìm đắm trong lửa hận, Tử Khuê vẫn còn giữ được lương tri.
Chàng cau mày bác bỏ :
Tần Hạnh Nga mỉm cười hài lòng :
Nói xong, Tần Hạnh Nga xõa tóc, quay về hướng Long Vân bảo bắt ấn, niệm chú,
lập tức quái phong nổi lên hướng về phía Long Vân bảo và ẩn hiện hàng ngàn hồn
ma, bóng quế đang gào thét ghê rợn.
Bọn võ sĩ tuần tra kinh hoàng rú lên, nhảy cả xuống đất. Lát sau, gần ngàn
người trong Long Vân bảo hốt hoảng chạy bán sống bán chết ra khỏi nơi đầy ma
quỷ ấy. Chúng không dám dừng chân vì đám hồn ma đuổi theo, lởn vởn sau lưng.
Chắc chắn rằng sau trận này chẳng còn tên nào còn dám quay lại đây nữa.
Đến lượt ả tỳ nữ Bạch Nhi và bọn hồ ly tiểu tốt núi Thốc Sơn hành động.
Long Vân Tú Sĩ thiện nghề hỏa dược nên trong bảo có cả một kho thuốc nổ. Giờ
đây số hỏa pháo ấy được rải khắp các cơ ngơi rồi phát nổ thiêu hủy toàn bộ
Long Vân bảo.