3- Thiên Ý


Trong phòng chỉ còn Nguyễn Diệu và 4 vách tường. Cậu nằm suy nghĩ sự việc đã
xảy ra. Thật là kỳ bí và huyền diệu. Ngược về quá khứ không phải dễ, chuyện đó
chỉ xảy ra ở mấy cuốn tiểu thuyết hay trong phim thôi. Tình huống của Nguyễn
Diệu e là triệu hay tỷ năm có một. Bây giờ cậu muốn quay về hiện đại sợ khó
hơn lên trời.

Xuyên không có nghĩa là Nguyễn Diệu phải xa Duyên, người con gái cậu thương
thầm trộm nhớ, xa mái trường, lũ học sinh và sự nghiệp dang dở ở miền núi.
Nguyễn Diệu biết đây là thời kỳ hỗn loạn. Con dân nước Việt bị ngàn năm đô hộ
phương Bắc. Tuy bây giờ nước Vạn Xuân mới hình thành nhưng sẽ bị tiêu diệt
trước sức mạnh hung hãn ngoại xâm. Nếu cậu bị cuốn vào cuộc chiến đó thì khó
lòng sống sót. Cuộc sống sau này của cậu ắt có rất nhiều khó khăn, có cả máu
và nước mắt.

Mặc kệ là chuyện gì. Nguyễn Diệu lo cho thân cậu là ưu tiên nhất. Bây giờ cậu
phải nằm nghỉ để lấy lại sức. Suy nghĩ một hồi tự nhiên cậu thấy khát nước.
Thế là cậu lại tới bàn định uống nhưng vừa nhìn hũ nước trong vắt bỗng nghĩ ra
một chuyện. Không biết thời này người dân có biết đun sôi để nguội không? Nếu
họ không biết thì cậu sẽ chỉ họ. Đồng thời trong đầu cậu lóe lên vài kế hoạch
để sống sót thời chiến loạn này.

May mắn là Nguyễn Diệu từng đi bộ đội cũng như sống trong rừng núi. Vì thế cậu
biết nhiều bài thuốc nam cũng như phương pháp dân gian hay có khả năng trị một
số bệnh cũng như phòng bệnh. Chỉ cần quảng bá một vài kiến thức là đủ không lo
miệng không có cái ăn. Còn trong chiến tranh thì Nguyễn Diệu chỉ cách cứu
thương. Dân thời này ắt không biết vệ sinh hay khử trùng khi xử lý các vết
thương. Cậu từng đọc qua tài liệu kề cập đến việc quân lính chết do đao thương
chỉ 3 phần, còn 7 phần còn lại là do vết thương xử lý không đúng, gây nhiễm
trùng dẫn đến tử vong. Với kiến thức y tế hiện đại, Nguyễn Diệu có thể trợ
giúp quân Nam ta chống cường địch phương Bắc. Chuyện vừa lợi mình giúp nước
thì Nguyễn Diệu chắc chắn phải làm.

Nhìn lại hũ nước, Nguyễn Diệu không quan tâm có vệ sinh hay không mà uống nước
ừng ực. Dù sao cậu quá khát, phải giải khát trước đã. Mùi vị nước thật tuyệt,
Nguyễn Diệu chưa từng uống nước mà có mùi vị đặc biệt thế này. Chắc hẳn do cậu
đang khát khô cả cổ họng đây mà.

Vừa uống nước xong thì hình dáng túi ba lô của Duyên rơi vào trong cặp mắt
Nguyễn Diệu. Đây là vật đi theo hắn khi xuyên không và cũng là món đồ của
Duyên. Người ta thường nói nhìn vật nhớ người. Cậu nhớ người con gái có dáng
thân hình mảnh mải, mái tóc đen dài ống ả, và cả nụ cười lộ răng khểnh. Chần
chừ một lúc thì cậu mở ba lô ra xem. Rất may Duyên cẩn thận mọi thứ trong ba
lô đều gói trong bọc ny long nên không bị ướt hay hư hại gì. Từng cuốn sách,
cây viết, thước, và cả phấn đều nguyên vẹn. Nhưng điều làm Nguyễn Diệu vui
nhất đó là túi khoai lang.

Nguyễn Diệu mừng không phải đang đói bụng có khoai lang ăn đâu. Nguyên do là
những củ khoai này đã được nâng giống cho ra sản lượng cao, chịu hạn, chịu lụt
và sâu bệnh tốt hơn nhiều so với củ bình thường. Nếu củ khoai này mà được
trồng thì dân làng không lo bữa đói bữa no. Cậu kiểm tra những củ khoai này có
thể nẩy mầm không. Thật là may khi Duyên có thói quen mang khoai lang còn sống
vô trong trường, khi nghỉ trưa mới đi luộc. Tất cả là củ khoai còn sống. Như
thế Nguyễn Diệu đã đem “công nghệ tiên tiến” từ hiện đại ngược về quá khứ rồi.

Nguyễn Diệu vui mừng quên cả cơn đau còn trên người chạy ra ngoài nhờ lão
Quang kiếm đất ươm giống trồng khoai. Câu sợ củ để lâu bị hư thì uổng. Vừa ra
khỏi phòng thì gặp lão Quang cùng một người phụ nữ cao niên đang chuẩn bị cơm
Lão Quang thấy sắc mặt Diệu khá hơn cũng hơi bất ngờ và giới thiệu người bênh
cạnh là vợ của lão. Vợ lão dáng người lam lũ nhưng có gương mặt phúc hậu, được
dân làng gọi là xưng Lý thị. Sau vài câu chào hỏi, cậu xin vài que gỗ, cốc
nước và một ít đất trồng.

Lão Quang tò mò hỏi:

“Cháu cần chúng để làm gì?”

“Cháu đang định trồng những củ khoai này.” Nguyễn Diệu vừa giải thích vừa đưa
củ khoai cho lão.

Khi lão Quang thấy những cũ khoai vô cùng ngặc nhiên. Vì bề ngoài củ này giống
những củ khoai bình thường nhưng nó to hơn. Lão Quang suốt đời làm nông nên
biết loại khoai này để không cũng nhảy mầm nên chỉ dẫn Nguyễn Diệu vài điều.
Câu biết thời này năng suất nông nghiệp không cao là do kỹ thuật quá kém. Nhờ
Nguyễn Diệu sống trên núi phải tự trồng trọt để ăn nên cách trồng khoai
“chuẩn” cậu nắm rất rõ. Thế là Nguyễn Diệu đành kể lại các ươm giống và trồng
khoai cho lão Quang.

Sau một hồi trình bày của Nguyễn Diệu, lão Quang vẫn nữa tin nữa ngờ. Cách ươm
giống hoàn toàn mới. Củ khoai không để nguyên rồi cho tự nhảy mầm mà cắt làm
đôi. Ngâm củ khoai vào bát nước sạch, để mặt cắt nhúng trong nước và nước tới
một nửa củ. Để cho mặt cắt luôn thấm nước thì dùng những que gỗ là giá đỡ. Sau
đó cho củ tiếp xúc ánh sáng trong vài tuần thì sẽ nhảy mầm. Khi mầm dài khoảng
nửa gang tay thì ngắt rồi đặt trong bát nước cho đến khi mọc rễ. Tiếp theo
trồng những mầm nơi đất tốt, bên trên có giàn. Tiếp tục cho tưới nước và tiếp
xúc với thì chúng sẽ bò lên giàn. Tiếp theo là bón phân đầy đủ khoảng 3 tới 5
tháng là có thu hoạch.

Lão Quang sống hơn nữa đời người mới nghe cách trồng vừa lạ lùng vừa mới mẻ
như vậy. Theo như lời Nguyễn Diệu thì công việc trồng khoai khá là công phu.
Tuy lão không tin lắm nhưng vẫn chiều Diệu. Lão loay hoay một hồi cũng chuẩn
bị đầy đủ dụng cụ. Vậy là cảnh tượng hai người một già một trẻ cùng nhau ươm
giống. Nếu người ngoài hình vào hẳn nghĩ đây là hai ông cháu. Người cháu thì
cao lớn còn ông thì chỉ vừa tầm ngang ngực.

Sau khi cho ngâm củ khoai trong bát nước, Nguyễn Diệu cùng vợ chồng lão Quang
chuẩn bị cơm. Nguyễn Diệu cũng rất tò mò người xưa ăn cơm bằng gì. Khi vào bếp
nơi để chén đũa, cậu thấy chén bát được làm bằng đất nung như cái bát trồng
khoai, đũa muỗng thì được làm bằng tre và gỗ nhưng có có đồ dùng bằng sứ. Cậu
tò mò hỏi lão Quang vật liệu sứ thời này. Theo lời kể của lão, sứ là vật đắt
tiền chỉ có nhà giàu xài và được xem là vật trang trí trong nhà. Nhà đại phú
thì mới sử dụng sứ hằng ngày. Thật không ngờ xứ thời này đắt đỏ như vậy, xưởng
gốm sứ thì Nguyễn Diệu thấy trên TV nhưng bí truyền của nhà người ta sao
truyền cho người ngoài. Nếu cậu biết vài món nghề làm sứ thì bây giờ cậu là
đai phú hào mới nổi rồi. Nhưng cậu chẳng buồn vì cậu tin chắc những giống
khoai lang kia đủ giúp cậu nổi danh đất Việt rồi.

Lúc này Diệu thắc mắc về con cháu của lão. Theo lời lão Quang thì lão có 5 đứa
con, 3 trai 2 gái. Một đứa con gái lớn chết yểu, gái nhỏ, tên Hương, lấy chồng
người trong làng nhưng người chồng bị quân Lương ép vô rừng săn ngà voi bị hổ
vồ chết. Khi Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hai đứa con trai đầu lão đều đi lính.
Đứa đầu tên Dũng, đứa sau tên Nhân. Con trai cả có vợ và một đứa con chừng 5
tuổi. Người con giữa khá tội nghiệp khi đêm động phòng cũng là đêm chuẩn bị
sáng mai khăn gói theo anh ra trận. Đứa út, tên là Nghĩa, tội nghiệp nhất tuy
còn nhỏ nhưng nó noi gương hai anh, năm sau nó cũng đi lính. Ba người con ra
đi để lại ba mẹ già cùng hai người con dâu và đứa con dõi mắt trông mong.
Trong ba đứa thì con trai lớn, dưới trướng lão tướng Phạm Tu, lập nhiều chiến
công và được thăng làm Bách phu trưởng, chỉ huy 100 người. Lão Quang đem tin
mừng con trai khoe khắp xóm làng. Tin vui chẳng được bao lâu, mấy ngày trước
lão nhận tin con trai lão cùng các tướng sĩ dưới trướng Phạm Tu tử chiến ở của
sông Tô Lịch. (*) Nói đến đây, hai con mắt của lão ngấn lệ. Còn Lý thị ngoảng
mặt vào bếp, đôi vai rung liên hồi. Nguyễn Diệu không biết làm gì, chỉ biết
nói lời chia buồn rồi ôm vợ chồng lão vào lòng. Hành động này của Diệu làm đôi
vợ chồng rất bất ngờ nhưng họ hiểu cậu đang an ủi và chia sẽ sự mất mát từ
người con trai lớn anh dũng. Ba người ôm nhau mặc cho than hồng nổ tí tách.

Đột nhiên Nguyễn Diệu phá vỡ bầu không khí tĩnh lặng:

“Hiện giờ hai người con trai của cụ đang ở đâu?”

“Từ tin mấy ngày trước, toàn quân quân thượng (chỉ Lý Bí) đang chiến đấu tại
hồ Điển Triệt. Hai đứa con của vợ chồng lão ắt đang ở đó.” Lão lau nước mắt
trả lời.

Nguyễn Diệu liền giật bắn người hét, “Không ổn.”

Tiếng hét Nguyễn Diệu vang như sấm làm vợ chồng lão Quang hết hồn đồng thanh
hỏi, “Chuyện gì không ổn?”

Nguyễn Diệu liền đáp, “Dạ thưa lão Quang, quân Lý Bí sắp thua trận nữa và trận
thua này vô cùng thê thảm, toàn quân bị …”

Bốp… bốp… bốp…

Mấy tiếng bom bốp vang khắc nhà tranh. Trong nhà chỉ thấy cảnh người chàng
trai cao to và lực lưỡng mà bị hai vợ chồng thi nhau giáng những đòn đánh
không thương tiếc. Chàng trai đó là Nguyễn Diệu chỉ biết ôm đầu chịu trận. Sau
vài đường quyền của hai vợ chồng thì cũng tạm ngưng có lẽ do tay đau. Hai
người đứng thở hổn hển, tay luôn vuốt ngực. Lúc này Diệu mới ta hỏa rằng cậu
đã lỡ lời. Hai đứa trai con trai hẳn đang chiến đấu kịch liệt với quân Lương
mà Diệu bảo thua thê thảm thì chẳng khác trù ẻo vợ chồng lão Quang sau này
tuyệt hậu. Thật là vô tình ác mồm.

“Cháu xin lỗi. Cháu vô ý lỡ lời đã đụng chạm hai anh Nhân Nghĩa. Nhưng cháu
chỉ lo lắng cho số phận nước Việt mình thôi.” Nguyễn Diệu ríu rít bào chữa.

“Hả? Hai đứa con đúng là do ta đứt ruột 9 tháng 10 ngày mới sinh ra hình hài
nhưng việc nước quan trọng hơn hết. Không biết bao nhiêu người mất mạng trong
rừng sâu biển độc chỉ vì lòng tham không đáy của bọn quan viên người Hán. Thế
hệ chúng ta vùng lên từ đời này sang đời khác chỉ mong có cuộc sống tốt đẹp
hơn, không lo bị bắt vô rừng tìm ngà hái linh chi hay lặn xuống biển mò ngọc
trai. May mắn lắm có quân thượng đánh đuổi bọn hung ác, nay người nói ngài
thua toàn quân. Thật là quá đáng. Nếu mất hết đứa con của ta mà quân thượng
đuổi bọn bất lương thêm một lần nữa. Ta vẫn cam lòng,” Lý thị cất tiếng dạy
bảo. Giọng Lý thị tuy có vài phần trong trẻo nhưng rất nghiêm khắc và kiên
quyết. Đây đúng là nữ trung hào kiệt trời Nam.

Lý thị định mắng tiếp thì lão Quang ngăn lại:

“Cậu nói cậu lo nước nhà. Vậy tại sao cậu dám nói quân thượng … nói xui vậy.
Cậu có biết trước trận chiến mà nói bậy đó là điềm gỡ không?”

Điềm gỡ đâu chứ. Sử sách về sau ghi rõ ràng. Đó là sự thật nhưng Diệu biết rất
khó giải thích cho vợ chồng lão. Suy nghĩ một hồi cậu chỉ tay lên trời phát
biểu:

“Đó là thiên ý.”

(*) Trần Bá Tiên đem quân đánh Vạn Xuân. Lí Bí liên tiếp thua mất Hợp Phố, Chu
Diên. Lí Bí chạy xuống cửa sông Tô Lịch. Các tướng Tinh Thiều, Phạm Tu cố thủ
chỉ vài tháng rồi hy sinh vì nước.


Anh Hùng Vạn Xuân - Chương #3