Có một chàng trai cao to vạm vỡ đang bơi giữa đại dương mênh mông. Bỗng đâu có
tiếng kêu cứu của người con gái:
“Cứu tôi với!”
Lúc này biển chợt nổi giông tố. Mây đen từ đâu ùa tới, sấm vang khắp trời.
Những tia sét như những nhánh rễ cây thi nhau phóng xuống. Các cơn sóng cao
chục mét lúc lên lúc xuống làm Nguyễn Diệu ba chìm bảy nổi. Sức lực của Nguyễn
Diệu bổng chốc vô cùng nhỏ bé trước sức mạnh thiên nhiên.
Tuy sóng cao gió lớn, Nguyễn Diệu vẫn ráng bơi hướng người kêu cứu vì anh nhận
ra tiếng kêu cứu của Duyên, Duyên đang gặp nguy hiểm. Chẳng mấy chốc, Nguyễn
Diệu đã thấy Duyên đang bị dòng nước từ từ nhấn chìm. Nguyễn Diệu cố hết sức
bình sinh nắm tay Diệu kéo lên. Nhưng lạ thay, khi Nguyễn Diệu sắp nắm tay
nàng thì hình bóng Duyên mờ nhạt và biến mất.
“Duyên!”
Nguyễn Diệu hét lên rồi bừng tỉnh. Thì ra Nguyễn Diệu đang nằm mơ. Mồ hôi tuôn
như mưa ướt khắp người. Tai nghe rõ tiếng tim đập thình thịch như trống.
Sau giây lát, Nguyễn Diệu nhớ lại chuyện gì đã xảy ra. Những dòng nước lũ cuốn
trôi anh, hình ảnh thầy hiệu trưởng và cô Duyên trên bờ và cả giấc mơ lạ lùng
khi nãy lần lượt hiện ra trong đầu anh. Nguyễn Diệu suy đoán có người cứu anh
còn cơn ác mộng ấy có thể là hậu quả của cơn lũ sáng nay. Toàn thân Nguyễn
Diệu hơi đau nhức có vẻ là do chấn thương khi bị lũ cuốn. Nguyễn Diệu nhìn
xung quanh thấy mình được nằm trên chiếu. Có vẻ người ta thấy thân hình anh
cao to nên họ đã dùng hai tấm chiếu. Quần đùi của anh đã được thay bằng quần
áo ngắn khác tuy khô ráo và sạch sẽ nhưng vải rất thô và màu rất tối như màu
nâu đất.
Đang suy nghĩ thì bổng có người xuất hiện. Người này là cụ ông khoảng 70 tuổi
tóc bạc phơ để dài ngang vai, dưới cằm có vài cọng râu bạc mọc tới ngực. Cụ
ông tuy già nhưng mình trần chỉ mặc quần đùi lộ hàng múi sầu riêng ở bụng với
vài hình xăm không rõ hình thù trên người. Xem ra cụ còn trẻ là một thanh niên
trai tráng nhưng đáng tiếc vóc dáng khá nhỏ nhắn chưa được 1 mét rưỡi. Khá
thấp so người già mà Nguyễn Diệu gặp.
Thấy cụ tới, Nguyễn Diệu đoán cụ là ân nhân cứu mạng nên nhổm dậy mở lời:
“Cháu cám ơn cụ.” Âm thanh phát từ miệng Nguyễn Diệu vô cùng yếu ớt. Vừa mới
nói câu đầu thì cơn khát tràn lên cổ hộng.
Chẳng biết cụ có nghe không mà mặt cụ có vài phần bối rối. Cụ đứng cách Nguyễn
Diệu vài bước rồi vừa nói chậm rãi vừa diễn tả bằng tay: “Chàng thanh thiên
hãy nằm nghỉ. Cậu có biết tiếng người Giao Chỉ không?”
Giọng cụ tuy giống một ít giọng miền Bắc nhưng vẫn khó nghe mang nặng khẩu âm,
có thể cụ ở người miền khác. Nguyễn Diệu nghe được chữ còn chữ mất nhưng vẫn
hiểu đủ ý. Lời nói chứa đựng tính hiền lành, chất phác của cụ nhưng một chút
dò xét.
“Dạ cháu là người Việt đương nhiên nói được tiếng Việt. Mà sao cụ gọi tiếng
mình là Giao Chỉ?” Nguyễn Diệu thắc mắc và cũng nói rất chậm từng chữ.
Thời này mà còn có người dùng chữ hai chữ Giao Chỉ. Giao Chỉ là từ xưa để nói
người sống từ vùng Lĩnh Nam trở xuống. Cũng vì thế mà thời Hán có địa danh
Giao Châu tức là Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam
ngày nay. Những người Giao Chỉ có đặc điểm đặc biệt là hai ngón cái hướng vào
nhau khi họ đứng thẳng. Nguyễn Diệu bèn nhìn xuống dưới thì phát hiện hai ngón
chân cái cụ cong vào trông như càng cua. Đây là dấu hiệu của người Giao Chỉ,
tổ tiên của người Việt! Theo Nguyễn Diệu biết dấu hiệu trên rất hiếm thấy
người Việt hiện đại. Nay đôi chân Giao Chỉ hiện ra ngay trước mắt làm Nguyễn
Diệu không khỏi sửng sốt. Có vẻ vì sắc mặt bất ngờ của anh nên cụ lại gần một
chút và ôn hòa giải thích:
“Đây là đặc điểm riêng của chúng tôi. Hễ là người Giao Chỉ đều như vậy. Hình
như cậu không phải người Giao Chỉ mà chẳng phải người Hán. Cậu là người gì? Từ
đâu tới?”
Lần này Nguyễn Diệu tập trung cẩn thận lắng nghe những câu nói đầy khẩu âm của
cụ mà không thể đoán ra cụ là người vùng miền nào.
“Thưa cụ, khi nãy cháu nói cháu là người Việt. Cháu là thầy giáo sống ở trên
núi không may bị lũ cuốn. Cụ cho cháu hỏi cháu nằm ở đây mấy hôm rồi ạ?”
“Người Việt? Ý cậy là Lạc Việt? Cậu biết gì về Lạc Việt?” Mặt cụ đôi phần bớt
căng thẳng nhưng đôi mắc vẫn còn ngờ vực. Nguyễn Diệu không hiểu tại sao cụ
hỏi tổ tiên của người Việt nhưng anh vẫn giải thích:
“Thưa cụ, là con cháu Lạc Việt thì ai mà không biết tổ tiên của mình. Lạc Việt
là …”
Vì biết cụ không nghe rõ giọng Nguyễn Diệu nên anh dùng từ ngữ đơn giản, câu
nói ngắn gọn đễ diễn tả. Lạc Việt là một nhánh dân Việt trong nhóm Bách Việt.
Lạc trong tiếng Việt cổ nghĩa “nước”. Nước đây không phải là tổ quốc mà ruộng
nước tức chỉ người Việt làm ruộng nước. Nguyễn Diệu còn kể luôn truyện Lạc
Long Quân và Âu Cơ làm cho cụ thêm kinh ngạc.
“Cậu khá lắm. Con nít 3 tuổi ở đất này đều biết truyện Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Bố mẹ kể cho con, con lớn lên thì kể cho cháu. Cứ thế từ đời này sang đời
khác, những câu truyện về Lạc Việt đã được kể đi kể lại () tính ra hơn 600
năm rồi,” Cụ hài lòng ngồi kế bênh chiếu nói.
“600 năm?” Nguyễn Diệu ngặc nhiên, “Thưa cụ, từ khi Triệu Đà diệt Âu Lạc thì
cách đây hơn 2000 năm chứ ạ?”
“Thằng ngốc! Triệu Đà, nhà Hán tới nhà Lương … à không mà hiện giờ là nước Vạn
Xuân chỉ hơn 600 năm thôi. Cậu nghe từ đâu mà 2000 năm?” Ông cụ không giấu tức
giận và chỉ bảo Nguyễn Diệu.
“Ơ… Rõ ràng là hai … Hả? nhà Lương, Vạn Xuân? Hiện nay là thế kỷ 21 chứ?”
Nguyễn Diệu giật mình đáp lại.
“Này! Cháu nói gì đấy? Thế kỷ 21 là gì? Nước ta hiện này là Vạn Xuân có vua Lý
Bí (). Từ rất lâu rồi chúng ta mới có vị vua là người Việt cai quản nước Vạn
Xuân ta.” Cụ tự hào nói.
Nhà Lương, Vạn Xuân, Lý Bí. Nguyễn Diệu không thể không hoảng hốt. Đó là những
tên từ xa xưa cách thế kỷ 21 khoảng 1500 năm trước. Chẳng lẽ Nguyễn Diệu bị
nước lũ cuốn trở về Vạn Xuân. Nguyễn Diệu muốn chắc chắn suy nghĩ mình, dè dặt
hỏi:
“Năm nay là năm bao nhiêu?”
Cụ vút chỏm râu suy tư tính toán:
“Để ông xem. Theo lịch người Hán thì năm nay là Đại Đồng thứ 11 còn theo lịch
nước ta là năm Thiên Đức thứ 2. ()”
Ôi nhức đầu quá! Gì mà Đại Đồng với Thiên Đức, cuối cùng năm bao nhiêu năm 500
hay 600 theo Tây lịch. Những người Hán gọi năm thật phiền phức, cứ dùng niên
hiệu của mấy ông vua mà gọi. Xem cách gọi năm thì Nguyễn Diệu biết chắc anh đã
xuyên không rồi. Rất may Nguyễn Diệu khi còn học ở Hà Nội từng ở chung trọ với
bạn chuyên khoa sử. Lúc rảnh rổi Nguyễn Diệu và người bạn giỏi sử thường “tán
dóc” về lịch sử dân tộc. Đối với giởi trẻ khi nhắc ba chữ “nước Vạn Xuân” sẽ
hỏi là nước nào và rất ngạc nhiên khi biết có người tên Lý Bí giành độc lập
ngắn ngủi trong 1000 năm Bắc thuộc. Nhưng Nguyễn Diệu biết vài thông tin về
nước Việt cách thế kỷ 21 khoảng 1500 năm trước. Trong thời kỳ Ngũ Hồ loạn Hoa,
người Hán đã di cư xuống nam lập các nước Đông Tấn, Lưu Tống, Nam Tề, Lương.
Đây là thời kỳ vô cùng hỗn loạn với các cuộc chinh phạt liên miên. Người Việt
cũng cuốn vào trong đó. Để có đủ nhân lực và tài lực cho chiến tranh. Những
nhà cai trị người Hán đã ra sức bóc lột, sưu cao thuế nặng, dân bị bắt đi lính
hay vào rừng sâu lặn xuống biển tìm trân châu kỳ bảo, món ngon vật lạ. Gặp
những quan lại tham lam mặc sức vơ vét thì dân Việt khổ lại càng khổ. Thêm vào
nước Lâm Ấp phía nam (Chămpa sau này) thường đem quân quấy nhiễu dân chúng,
quân quan người Hán vô năng bảo vệ dân Việt. Thứ sử Giao Châu khi đó là Tiêu
Tư hà khắc, tàn bạo, trọng người họ Tiêu, khinh người ngoại tộc làm dân chúng
phẫn nộ. Khi đó có người tên Lý Bí đã phất cờ khởi nghĩa đánh quân Lương lập
ra nước Vạn Xuân, nghĩa là mười ngàn mùa xuân, đất nước mãi mãi thanh bình.
Tiếc rằng nước ra đờ chưa lâu thì đứng trước thử thách lớn. Sau nhiều lần bại
trận trước nước phương Nam nhỏ bé, nhà Lương nổi giận cử Trần Bá Tiên, cũng
vua nước Trần sau này, đánh Lý Bí. Trước vị mãnh tướng kiêu hùng Bá Tiên, quân
đội Vạn Xuân liên tục thất trận, hao binh tổn tướng. Lý Bí phải chạy tới động
Khuất Lão và mất tại đó. Không biết tình hình hiện giờ ra sao? Trần Bá Tiên
được cử làm tướng chinh nam chưa? Nhìn khuôn mặt cụ tự hào không chút lo lắng
về Lý Bí, xem ra Lý Bí chưa bại trận. Đang suy nghĩ miên man, bổng cụ ngắt
mạch suy nghĩ.
“Cậu nhè! Cậu làm sao vậy?”
“Dạ… cháu không sao cụ ạ.” Nguyễn Diệu gãi đầu đáp.
Cụ vuốt chồm râu rồi nhìn Nguyễn Diệu đánh giá:
“Xem ra cậu là người Việt. Chỉ người Hán gọi chúng tôi là người Giao Chỉ. Hồi
nãy ông già này thử cậu. Có gì đắc tội xin cậu bỏ qua.”
“Dạ không sao cụ ạ.” Nguyễn Diệu lúng túng trả lời.
“Ha…ha…ha. Cậu cứ trả lời không sao thế? Trông cậu thân hình to lớn hiếm thấy.
Ông già này sống hơn nửa đời người mà chưa thấy ai cao lớn như cậu. Trước nay
chỉ có Phù Đổng Thiên Vương hay Lý Ông Trọng (**) có thể so sánh với cậu” Cụ
vừa vuốt râu, vừa cười, vừa nói.
Người cao 1 mét 9 ở thời hiện đại còn hiếm gặp huống chi đây là thời ăn chưa
no, mặc chưa ấm. Người cao lớn càng hiếm hơn. Xem ra cụ sợ Nguyễn Diệu là kẻ
gian nên có đôi phần phòng bị. Tuy cụ trông khỏe mạnh nhưng Nguyễn Diệu có ý
đồ xấu thì cụ cũng bó tay chịu thua. Bây giờ lòng nghi hoặc của cụ hoàn toàn
gỡ bõ rồi.
Cụ ân cần hỏi:
“Cậu bình phục chưa? Cậu tên gì? Sống ở đâu? Hôm qua có người thấy cậu nằm bờ
sông đã đưa đến đây.”
Nguyễn Diệu suy nghĩ một hồi. Anh không thể nói thật là người từ tương lai,
không khéo cụ cho là điên hay yêu quái. Kêu gọi thầy cúng trừ tà bằng cách
đánh đập như trong các clip trừ tà trên youtube. Ở thời đại này phải cẩn thận.
Suy nghĩ một hồi Nguyễn Diệu liếm môi khô nói:
“Cháu tên là Nguyễn Diệu, sống trên vùng núi. Có lần tắm suối thì bị lũ cuốn
rồi sau đó bị ngất đi.”
Nguyễn Diệu kể sơ lược vắn tắt cuộc Diệu. Nguyễn Diệu cũng nói thật là mồ coi
từ nhỏ, được người ta nhận về nuôi nhưng mất rồi nên cậu sống một mình và hiển
nhiên không nhắc chuyện dính dáng xuyên không hay thời hiện đại.
Hai người nói chuyện một hồi thì ông lão cáo từ để Nguyễn Diệu nghỉ ngơi. Ông
lão chỉ tay trên bàn bảo có hũ nước và túi đồ (ba lô Duyên) đã được phơi khô,
nếu cậu cần thì cứ lấy dùng. Trước khi rời phòng ông lão nói:
“Lão lên là Lý Quang. Người trong thôn thường gọi là lão Quang. Cháu gọi ta là
cụ cũng chẳng sao.”
Lão Quang nói xong rồi đi ra khỏi phòng.
() truyền miệng. Những lời thoại sau đều dùng cách nói hiện tại để dễ diễn
tả.
() Mình giả sử thời đó không kiêng phạm húy.
() Thời xưa gọi năm dưa vào nhiên hiệu. Vua nhà Lương khi đó là Lương Vũ
Đế, niên hiệu Đại Đồng. Lý Bí hay Lý Bôn lên ngôi vua năm 544, niên hiệu là
Thiên Đức tức là đức trời.
(**) Lý Ông Trọng tên thật là Lý Thân, là nhân vật có thật lịch sử. Trong
dân gian, ông nổi tiếng là người có thân hình cao lớn.