Tại vùng núi Tây Bắc Việt Nam, mưa rơi không ngớt đã hơn mười ngày đã làm con
suối vốn khô cạn gần thấy đáy bỗng chốc tràn ngập bờ.
Hai bên bờ, những người dân nhìn con suối than ngắn thở dài. Con đường duy
nhất xuống thị trấn mua nhu phẩm là phải ngang con suối. Đây là con suối nhỏ
nên chính quyền địa phương không ưu tiên xây cầu. Bình thường người dân có thể
lội suối dễ dàng nhưng giờ nước chảy cuồn cuộn ngăn cách đôi bờ. Giờ thì hay
rồi, con đường xuống núi bị chặn. Làm sao lội suối đây?
Trên bờ có hai người đàn ông đứng. Một người là thanh niên cao lớn khoảng 1
mét 9, thân hình vạm vỡ, khỏe khoắn, trông rất “manly”. Nếu anh không có da
sạm đen và bị rỗ đầy mặt, anh ấy sẽ là mỹ nam trong giới showbiz. Người còn
lại là trung niên thân hình hơi gầy, khuôn mặc toát lên vẻ người trí thức với
cặp kính cận.
“Thầy Diệu. Tôi rất cám ơn thầy đưa các em qua suối mấy ngày nay.” Người trung
niên nói.
Anh thanh niên lễ phép đáp lại, “Không có gì, thưa thầy. Tôi chỉ mong sao tụi
nhỏ biết chữ để thoát cảnh cơ cực ở mảnh đất này. Chút cực nhọc đâu là gì!”
Anh vừa nói vừa ưỡn ngực lộ rõ cơ bắp cuồn cuộn làm cho người ta có cảm giác
bị thân hình anh áp đảo.
Người thanh niên ấy là Nguyễn Diệu, vốn là người miền xuôi. Không ai biết bố
mẹ ruột anh là ai? Người ta chỉ biết khi anh vừa cắt rốn bị vứt bỏ kế bên
thùng rác ruồi bu kiến bò. May thay có đôi vợ chồng hiếm muộn ngang qua nghe
tiếng khóc mà tìm được anh. Hai vợ chồng vì hiếm muộn nên vất vả gần nửa đời
người (khoảng 40- 50 tuổi). Họ tìm đủ thầy thuốc và dùng rất nhiều phương
thuốc nhưng vẫn không thành. Nay họ gặp anh coi như duyên phận nên nhận anh
làm con nuôi. Hai người xem anh như con ruột và đặt tên là Diệu. Thật ra họ
định đặt là Nguyễn Kỳ Diệu để nhớ đến lúc nhận anh nhưng vì tên không mượt lắm
nên sửa thành Nguyễn Diệu. Anh sống và lớn lên dưới vòng tay che chở hai
người. Hai người cho anh ăn học, tập võ để ngoài cường thân tráng kiện mà còn
có võ phòng thân, giúp sức cho nước nhà. Nhờ học võ từ nhỏ mà anh có thân hình
cao lớn, khỏe khoắn nhất trong các bạn đồng trang lứa. Thầy cô trong trường
thường trêu “Con hạc đứng giữa bầy gà” để miêu tả dáng anh quá cao ai cũng
phải ngước nhìn.
Nguyễn Diệu vốn có gia đình hạnh phúc cho đến khi hai bố mẹ nuôi lần lượt qua
đời trong vụ tai nạn giao thông. Vụ tai nạn đó là nỗi đau day dứt mãi trong
lòng anh. Chuyện là sau khi Nguyễn Diệu tốt nghiệp trung học phổ thông hạng
xuất xắc. Đó là niềm vinh dự và tự hào rất lớn đối với bố mẹ anh. Để thưởng
công 12 năm rèn sách và chuẩn bị kì thi đại học, bố anh quyết định dẫn cả nhà
lên Hà Nội chơi. Vì tiết kiệm tiền nên cả nhà đều tự lái xe gắn máy. Bố mẹ anh
một chiếc, anh lái chiếc khác. Đang đi trên đường bỗng có tên nhậu nhẹt mà còn
lái xe tông trúng xe bố mẹ anh hất vào xe tải bên cạnh. Đời thật lắm bất công,
kẻ say xỉn chỉ ngất chút thì tỉnh còn bố mẹ anh không may đã ra đi dưới gầm xe
tải. Người ta thường nói công dưỡng dục lớn hơn công sinh thành. Đối với Diệu
câu đó càng đúng. 18 năm nuôi nấng từ đứa bé bỏ rơi thành nam sinh ưu tú không
phải là chuyện dễ. Sau vụ tai nạn đó, Nguyễn Diệu rất suy sụp, và vì quá đau
buồn nên anh bỏ thi đại học đi theo tiếng gọi nghĩa vụ quân sự. Sau 1 năm rưỡi
đi lính, anh được xuất ngũ và nỗi đau đã vơi đi phần nào. Anh bèn thi vô
trường đại học Sư Phạm Hà Nội để theo ước mơ thành thầy giáo dạy toán giỏi.
Khi ra trường anh được nhận dạy tại thị trấn nơi anh lớn lên với biết bao
nhiêu kỷ niệm buồn vui.
Cuộc sống anh yên bình cho đến một hôm anh xích mích với thầy hiểu trưởng.
Nguyên nhân là anh phản đối bên phòng tài vụ thu thêm những khoản chi vô lý.
Anh vốn sống và lớn lên trong gia đình nghèo. Tuy nhà anh có quán cơm nhưng
chẳng có dư dả. Ngày có đủ ba bữa cơm đủ nuôi anh an học thành tài. Vì thế anh
thông hiểu gia đình nghèo. Anh không muốn những khoản phí vô lý đè nặng lên
đôi vai phụ huynh. Kết quả phòng tài vụ chỉ bị khiển trách, còn anh chuyển
công tác lên miền ngược, giờ đã là một năm. Tại đây anh quen nhiều thầy cô
cùng chung cảnh ngộ. Những thầy cô ở đều có tính “ngang bướng” ở đồng bằng.
Như thầy hiệu trưởng đứng cạnh bờ suối. Thầy hiệu trưởng tính cương trực không
nhận quà biếu hay “xin điểm”. Thầy cũng không thích báo trước giáo viên khi
nào dự giờ. Thầy muốn dự giờ phải minh bạch và không gian dối mới nắm rõ tình
hình dạy học của mỗi giáo viên. Nhưng những giáo viên không nghĩ vậy. Họ vốn
quen cách báo trước ngày dự giờ để chuẩn bị. Câu hỏi sẽ là gì, bạn nào sẽ giơ
tay phát biểu, bạn nào sẽ trả lời đều được sắp xếp trước. Làm sao họ chấp nhận
dự giờ độ xuất! Hậu quả thầy được là hiệu trưởng ở trường vùng núi này từ 20
năm trước. Cuộc sống vùng núi tuy khó khăn nhưng các thầy cô cùng nhau chia
ngọt sẻ bùi. Ai có khó khăn gì đều được mọi người sẵng sàng giúp đỡ. Người
khỏe mạnh như Diệu thì xây chòi dạy học, giúp em học sinh và cô giáo qua suối.
Cô giáo thì ở lại nấu cơm sau giờ tan học.
Quay trở lại con suối. Con suối này chảy rất xiết làm sao qua đây? Diệu có
cách của anh. Anh để học sinh hay cô giáo chui vào túi ni lông rồi túm lại bơi
qua suối. Cách này giúp họ đi qua sông không bị ướt sách sở mà còn không bị
vướng víu tay chân. Một tay túm túi, tay kia bơi thế là họ có thể qua kia bờ.
Tuy cách này hay nhưng cần phải có người khỏe mạnh như Nguyễn Diệu. Còn người
trong làng? Cho vàng cũng không dám thử, lỡ bị nước cuốn đi sao?
Những dòng nước chảy như những bàn tay xiết bấu chặt lấy anh hung hăng muốn
lôi anh xuống hạ nguồn. Diệu thân người vạm vỡ, cao to, lực lưỡng mới chống
sức mạnh thiên nhiên. Chẳng mấy anh ta đưa hơn chục em.
“Nước chảy ngày càng xiết. Thầy Diệu phải cẩn thận đừng rán sức nhé. Khi nào
thấy mệt thì nghĩ chút. Dù gì bây giờ đã trễ giờ học rồi.” Thầy hiệu trưởng lo
lắng.
“Vâng, cám ơn thầy hiệu trưởng. Tôi đưa hết học sinh rồi, bây giờ đến lượt cô
giáo.”
Nguyễn Diệu vừa trả lời vừa liếc các cô đang mong qua bờ. Đôi mắt gian xảo đó
làm sao qua được thầy hiệu trưởng.
“Thầy Diệu năm nay là 25 rồi, tôi thấy thầy nên kiếm bạn đời đi. Thầy thích cô
nào thì nói, tôi làm mai cho.”
Ôi ngại quá! Sao thầy hiệu trưởng nói đúng tâm ý làm tim Nguyễn Diệu không
khỏi đập mạnh liên hồi. Đúng là anh có chú ý một cô giáo trẻ xinh xinh có nụ
cười má lúm đồng tiền kèm theo đôi răng khễnh. Cô ấy tên Duyên, cái tên rất
hợp với người. Tiếc là anh không đủ can đảm tỏ bày.
“Giờ không còn sớm nữa. Em dẫn các cô qua suối kẻo muộn.”
Diệu đánh trống lảng. Thầy hiểu trưởng chỉ biết thở dài. Đàn ông mà mặt mỏng
thế!
Nguyễn Diệu lần lượt đưa các cô giáo. Cô giáo ở vùng ngược này không bận tà áo
dài thướt tha như miền xuôi mà bận áo thun quần jean bình thường, cũng không
dám mang giày cao gót. Làm giáo viên vùng núi phải hy sinh làm đẹp. Các cô lần
lượt qua đến cô giáo có nụ cưới mà lúm đồng tiền cuối cùng. Không phải anh
không muốn đưa cô qua sông đầu tiên mà vì hôm nay anh quyết tỏ lòng mình với
nàng. Thầy hiệu trưởng nói đúng. Ở vùng núi này trai 20 có vợ, có con rồi.
Diệu chẳng muốn là tên ế suốt đời. Bây giờ bờ kia chỉ còn anh và cô. Trước mặt
cô, anh chẳng dám nói lời gì, nhịp đập con tim càng lúc càng mạnh làm cho anh
hít thở khó khăn vô cùng. Anh giả vờ giũ bao ni lông, bày trò kiếm chuyện câu
giờ. Anh muốn bên cô càng lâu càng tốt. Nhiều lúc anh muốn lấy hết can đảm thổ
lộ lòng mình nhưng sao tay rung miệng tê. Làm sao tỏ tình đây?
Cô Duyên đợi lâu quá nên cất tiếng hỏi:
“Này thầy ơi! Thầy chuẩn bị xong chưa? Túi ni long đó dù gì cũng ướt, thầy giũ
chi cho mắc công? Hay là thầy mệt? Từ sáng tới giờ, thầy vất vả nhiều rồi.
Thầy nghỉ chút đi. Muộn chút không sao đâu.”
“Ờ … ờ … Tôi … tôi … không mệt.”
Nguyễn Diệu vừa nói vừa vò túi ni long như vò lột bỏ vỏ đậu phộng rang.
“Thầy ơi! Thầy cẩn thẩn đừng làm túi bị rách.” Duyên khẽ trách.
Diệu nhìn lại tay mình thấy lúc này rất ghét đôi tay mình. Tại sao mỗi lần
đứng trước cô Duyên lại không tự chủ thế này?
“Không sao đâu thầy. Tôi có túi ni lông mới.”
Duyên vừa nói vừa lục túi ba lô tìm túi ni lông vô tình làm rớt túi khoai
lang. Túi khoai lang này Duyên sẽ nấu cho bữa trưa ở trường. Duyên liền cúi
xuống nhặt lên thì vừa chạm vào một bàn tay thô kệch, chai sần nhưng đầy ấm
áp. Bàn tay đó ngoài Diệu ra thì còn là ai? Hai người đều giật mình rút tay
lại. Duyên vội lụm đồ làm rớt rồi vội vàng đứng lên đưa túi ni long mới. Mặt
hai người đều cúi gầm dưới đất còn bốn con mắt hết liếc sang trái rồi lại liếc
sang phải, chẳng biết hai người nhìn cái gì nhưng cả hai không nhìn đối
phương. Cảnh đôi nam nữ thẹn thùng đó làm thầy hiệu trưởng bên kia thở dài
ngao ngán. (*)
“Cám ơn cô.” Diệu lên tiếng chữa ngượng.
“Duyên phải cám ơn thầy chứ vì thầy giúp tôi qua sông mà.” Duyên vội “chỉnh”
Diệu.
“À phải. À phải. Cô vô túi đi. Tôi đưa cô qua.”
Duyên từ từ chui vào túi nhưng cái cổ hơi nghiêng nghiêng và đôi mắt vẫn không
dám nhìn vào Diệu. Khi Duyên gần ngồi lọt vào trong túi thì Diệu đột nhiên
nói:
“Anh thích em!”
Duyên giật mình nhìn Diệu rồi hờn trách:
“Đáng ghét.”
Duyên đủng đảnh ngồi xuống không quên nụ cười tủm tỉm trên môi. Còn anh chàng
Diệu đứng hình trong giây lát rồi vội túm túi đưa nàng vượt suối. Duyên tuy
nói ghét nhưng qua hành động cua nàng anh đã biết thành công rồi vì ai bảo con
gái nói một là hai. Giây phú này là “đời nở hoa” của Diệu. Nguyễn Diệu vừa bơi
vừa ngân ca mấy bài Hit hiện giờ. Đang bơi nửa chừng thì có tiếng thét của núi
rừng từ thượng nguồn.
“Ầm… Ầmm… Ầmmm.”
Tiếng “ầm” từ xa mỗi lúc một gần, mỗi lúc một lớn.
“Lũ rừng,” hai từ bỗng nhiên léo lên trong đầu Diệu. Gần năm sống vùng núi nên
anh biết nguy hiểm sắp đến. Diệu hốt hoảng ráng sức dùng hết sức lực mình bơi
lên bờ. Duyên có vẻ cảm nhận nguy hiểm nhưng cô chẳng biết làm gì, chỉ đành
nhắm mắt cầu tai qua nạn khỏi. Sắp tới bờ, Diệu bèn dùng hết sức lực quăng túi
ni lông đưa Duyên lên bờ an toàn. Diệu không còn kịp. Lũ đã tới. Nước lũ chảy
cuồn cuồn xô ào sức lực cuối cùng của Diệu. Diệu đành mặc cho dòng lũ cuốn anh
vào tử thần. Hình ảnh cuối cùng anh thấy được là Duyên đang gào thét trong
vòng tay thầy hiệu trưởng. Những giọt nước mắt của người ở lại không ngừng
tuôn rơi.
(*) Đôi nam nữ chưa biết yêu, mong đọc giả thông cảm.